Vitamin B12. Food sources. Natural organic products with the maximum content of vitamin B12.

Hỏi & Đáp về Vitamin B12 (Cobalamin)

Câu 1: Vai trò quan trọng của vitamin B12 là gì?

Trả lời:

Cũng như các loại vitamin khác, vitamin  B12 có vai trò quan trọng đối với cơ thể:

Ngăn ngừa thiếu máu: Vitamin B12 đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể sản xuất các tế bào hồng cầu. Nồng độ vitamin B12 thấp làm giảm sự hình thành tế bào hồng cầu và ngăn chúng phát triển đúng cách. Các tế bào hồng cầu bình thường có kích thước nhỏ và tròn, ngược lại chúng trở nên lớn hơn và điển hình là hình bầu dục trong trường hợp thiếu vitamin B12.

Do hình dạng lớn hơn và không đều này, các tế bào hồng cầu không thể di chuyển từ tủy xương vào máu với tốc độ thích hợp, gây ra chứng thiếu máu megaloblastic.

Khi bạn bị thiếu máu, cơ thể bạn không có đủ tế bào hồng cầu để vận chuyển oxy đến các cơ quan quan trọng. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như mệt mỏi…

Thiếu Vitamin B12 có thể gây ra thiếu máu megaloblastic

Thiếu Vitamin B12 có thể gây ra thiếu máu megaloblastic

Duy trì năng lượng: chúng tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào, giúp tạo ra năng lượng cần thiết cho các hoạt động.

Giải thích: Vitamin B12 có lợi cho sự trao đổi chất của bạn bởi vì nó cần thiết cho sự chuyển đổi carbohydrate trong thực phẩm thành glucose để sử dụng trong cơ thể. Glucose được sử dụng tạo ra năng lượng, vì vậy đây là lý do tại sao những người bị thiếu hụt vitamin B12 thường hay mệt mỏi. Vitamin B12 cũng cần thiết cho việc truyền tín hiệu thần kinh

Giảm nguy cơ thoái hóa thần kinh, tăng cường trí nhớ: vitamin B12 có vai trò trong truyền tín hiệu thần kinh. Chúng còn giúp phát triển vỏ myelin – là chất bao bọc dây thần kinh để bảo vệ chúng khỏi bị hư hại, giúp giảm nguy cơ giảm trí nhớ và mắc bệnh Alzheimer.

Bảo vệ sức khỏe tim mạch: Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Vitamin B12 giúp làm giảm mức homocysteine ​​cao, hiện nay được xem là yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim. Homocysteine ​​là một acid amin, nồng độ của nó trong máu bị ảnh hưởng bởi nồng độ vitamin nhóm B trong máu, bao gồm vitamin B12. Bằng cách hạ thấp mức homocysteine ​​trong máu, Vitamin B12 giúp ngăn ngừa các bệnh tim như nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Cũng có một số bằng chứng cho thấy B12 có thể giúp kiểm soát cholesterol và tăng huyết áp. Vitamin B12 cũng có thể kiểm soát bệnh xơ vữa động mạch ở người có tiền sử xơ vữa mạch.

Cải thiện tâm trạng, giảm triệu chứng trầm cảm: Một trong những lợi ích vitamin B12 được nghiên cứu nhiều nhất là khả năng giúp điều hòa hệ thần kinh, làm giảm các rối loạn tâm trạng như trầm cảm và lo âu. Vitamin B12, cùng với vitamin B6, và folate, là yếu tố quyết định chính của quá trình chuyển hóa và tổng hợp ra hợp chất  SAM (S-adenosyl methionine). SAM rất quan trọng trong chức năng thần kinh, nó giúp đối phó với căng thẳng và điều chỉnh tâm trạng. Ngoài ra, vitamin B12 còn cần thiết cho quá trình nhận thức và tập trung.

 Hỗ trợ tiêu hóa: B12 có vai trò trong quá trình sản xuất enzyme tiêu hóa, do đó nó cần cho sự trao đổi chất và sự phân hủy của thực phẩm trong dạ dày. Ngoài ra, nó còn giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn tốt trong môi trường đường ruột. Việc loại bỏ vi khuẩn có hại trong đường tiêu hóa và đồng thời nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi sẽ ngăn ngừa các rối loạn tiêu hóa như viêm ruột (IBS) hoặc Candida.

Giúp da, tóc, móng khỏe đẹp: Vitamin B12 rất cần thiết cho da, tóc và móng tay khỏe mạnh vì nó đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo tế bào. Vitamin B12 làm da không bị khô, viêm, mụn trứng cá và có thể dùng cho da trong bệnh vẩy nến và bệnh chàm. Nó cũng có thể làm giảm gãy rụng tóc và giúp móng tay trở nên chắc khỏe hơn.

Vitamin B12 tham gia phản ứng tổng hợp thymidylate, một thành phần trong phân tử ADN, cung cấp nguyên liệu để tổng hợp ADN, góp phần vào quá tŕinh phân chia tế bào và trưởng thành tế bào trong cơ thể. Thiếu vitamin B12 cho thấy ảnh hưởng rõ rệt lên những tế bào có sự phân bào nhiều như các tế bào máu, tế bào biểu mô (nhất là ở niêm mạc đường tiêu hóa). Trên thực tế, hầu hết các trường hợp thiếu máu nguyên bào khổng lồ là do thiếu vitamin B12 hoặc acid folic. Người bệnh xanh xao, yếu, dễ mệt, ăn mất ngon, hồi hộp đánh trống ngực, đau đầu, khó thở, ngất xỉu.

Liều dùng vitamin B12 được khuyến cáo

Bổ sung vitamin B12 hàng ngày đóng vai trò thiết yếu trong việc hình thành tế bào hồng cầu

Câu 2: Thiếu vitamin B12 gây ra bệnh gì?

Trả lời

Nếu cơ thể bạn thiếu hụt vitamin B12, bạn có thể bị thiếu máu. Nếu nhẹ, có thể sẽ không gây ra triệu chứng. Nhưng nếu không được điều trị, tình trạng này có thể khiến bạn gặp một số vấn đề về sức khỏe như:

Suy nhược, chóng mặt và mệt mỏi

Một trong những triệu chứng thường gặp nhất của việc thiếu hụt vitamin B12 là suy nhược và mệt mỏi. Nếu nguồn cung cấp vitamin giảm, cơ thể bạn tạo ra ít tế bào hồng cầu cần thiết cho việc vận chuyển oxy hơn. Điều này khiến bạn cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi, kiệt sức, thậm chí là rơi vào trạng thái lâng lâng.

Các triệu chứng này thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng do thiếu ngủ, căng thẳng hoặc làm việc quá sức. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra nồng độ vitamin B12 trong máu nếu tình trạng ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Khó thở, tim đập nhanh

Nếu cơ thể bạn thiếu hụt vitamin B12, bạn sẽ cảm thấy khó thở khi gắng sức. Lý do là bởi vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra các hemoglobin, một loại protein giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Tình trạng thiếu hụt loại vitamin này có thể làm giảm lưu lượng oxy đến các mô, gây ra thiếu máu và từ đó dẫn đến khó thở, tim đập nhanh. Hãy đến gặp bác sĩ để tiến hành các xét nghiệm cần thiết, nếu bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi mà không rõ nguyên nhân, tim đập nhanh, khó thở, rát lưỡi hoặc các triệu chứng khác do thiếu vitamin B12.

Tổn thương thần kinh và tê bì chân tay

Tình trạng suy nhược các tế bào thần kinh có thể xảy ra khi cơ thể thiếu hụt vitamin B12, từ đó dẫn đến triệu chứng tê bì ở chân và tay. Các tổn thương này có thể trở nên trầm trọng và chuyển biến thành bệnh dị cảm nếu bạn bỏ qua chúng. Thiếu loại vitamin này có thể dẫn đến thoái hóa tủy sống, dây thần kinh thị giác, mô não và các dây thần kinh ngoại biên bởi vitamin B12 cần thiết cho sự hình thành myelin, một lớp vỏ màu trắng bao quanh các sợi thần kinh làm tăng tốc độ dẫn truyền các xung thần kinh.

Các dây thần kinh tủy sống có thể bị phân rã và sẽ khiến bạn bị bất thăng bằng, nếu không có sự bảo vệ của vitamin B12.

Da tái nhợt

Thiếu hụt vitamin B12 có thể khiến da trở nên tái nhợt hoặc vàng ở tròng trắng mắt. Tình trạng thiếu máu xảy ra do việc sản xuất hồng cầu không đúng cách, các tế bào hồng cầu phát triển lớn hơn, dễ vỡ và không thể phân chia. Do đó, với kích thước quá lớn, chúng không thể vượt ra khỏi tủy xương và lưu thông trong máu. Vì vậy, lượng hồng cầu lưu thông trong máu giảm sút, khiến làn da bạn trở nên nhợt nhạt hơn.

Khi các hồng cầu bị phá vỡ, gan sẽ sản xuất Bilirubin – một chất màu hơi đỏ hoặc nâu. Sản sinh ra lượng bilirubin càng lớn thì các tế bào hồng cầu bị phá vỡ càng nhiều. Đây chính là nguyên nhân khiến làn da trở nên nhợt nhạt và mắt bị vàng.

Sưng và viêm lưỡi

Bạn có nguy cơ bị thiếu vitamin B12 nếu bạn ăn chay trường, mắc một số bệnh hệ tiêu hóa hoặc uống quá nhiều rượu bia.

Viêm lưỡi chính là biểu hiện của miệng khi bạn bị thiếu vitamin B12, thể hiện cụ thể qua việc lưỡi trở nên mềm, đỏ và đau hoặc sưng. Quá trình tổng hợp DNA trở nên suy yếu khi cơ thể bạn không có đủ loại vitamin nhóm B này. Những triệu chứng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.

Bạn cần cố gắng thay đổi thói quen ăn uống của mình, nếu bạn nhận thấy mình có bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng này. Nên bổ sung vào khẩu phần ăn của bạn các loại thực phẩm như thịt, thịt gia cầm, cá, nghêu, sò, trứng hoặc các loạingũ cốc giàu vitamin B12.

Táo bón, tiêu chảy, đầy hơi và chán ăn

Thiếu vitamin B12 chính là một trong các nguyên nhân gây ra các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi. Tình trạng này có thể trở thành mãn tính nếu không được điều trị. Hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng khi hàm lượng vitamin B12 thấp. Bạn có thể sử dụng các thực phẩm bổ sung vitamin B12 nhằm giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và giảm các nguy cơ gây táo bón.

Phần lớn những người bị thiếu hụt vitamin B12 đều thiếu yếu tố nội tại – một loại protein do dạ dày tiết ra cần thiết cho sự hấp thụ vitamin B12. Hệ tiêu hóa không thể hấp thụ B12 nếu thiếu loại protein này. Trong trường hợp đó, chỉ có thể được điều trị bằng cách tiêm bổ sung loại vitamin thiết yếu này.

Giảm thị lực

Thiếu hụt vitamin B12 có thể khiến bạn bị suy giảm thị lực và nghiêm trọng hơn là bệnh thần kinh thị giác. Nguyên nhân là bởi vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong chức năng của các dây thần kinh cũng như hệ thần kinh. Chẩn đoán tình trạng giảm thị lực ở những người bị suy dinh dưỡng hoặc không tiêu thụ bất cứ thực phẩm nào có nguồn gốc từ động vật.

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, thị giác và độ nhạy của võng mạc ở những bệnh nhân mắc bệnh tăng nhãn áp sẽ được cải thiện nếu có sự kết hợp của vitamin E, DHA và vitamin B12. Bổ sung B12 trong thời gian dài sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ gây đục thủy tinh thể và giảm thị lực.

Trầm cảm, mất trí nhớ, thay đổi thái độ

Khi cơ thể thiếu hụt một số vitamin B quan trọng, trong đó có vitamin B12, có thể khiến bạn có nguy cơ mắc trầm cảm hoặc thay đổi tâm trạng. Nguyên nhân là bởi sự thiếu hụt này gây tác động mạnh mẽ đến việc sản xuất serotonin trong não. Đây là một chất dẫn truyền thần kinh giúp điều chỉnh và cân bằng tâm trạng. Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu lượng vitamin nhóm B này trong cơ thể của bạn quá thấp. Uống bổ sung vitamin B12 có thể cải thiện đáng kể tâm trạng.

Xương trở nên yếu

Tương tự như canxi và vitamin D, vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các nguyên bào và các tế bào tạo xương. Chức năng của xương có thể bị ảnh hưởng do việc thiếu hụt vitamin B12, thậm chí có thể dẫn đến chứng loãng xương.

Các triệu chứng của thiếu B12

Các triệu chứng của thiếu B12

Câu 3: Tại sao cơ thể thiếu vitamin B12?

Trả lời:

Hầu hết mọi người đều nhận đủ chất dinh dưỡng này. Nếu bạn không chắc chắn về tình trạng của bản thân, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để thực hiện xét nghiệm máu nhằm kiểm tra mức vitamin B12 trong cơ thể.

Càng lớn tuổi, việc hấp thụ vitamin B12 càng trở nên khó khăn hơn. Hấp thụ kém vitamin B12 cũng có thể xảy ra nếu bạn đã phẫu thuật giảm cân hoặc thực hiện phẫu thuật khác để loại bỏ một phần dạ dày hay bạn uống quá nhiều rượu.

Câu 4: Bổ sung khi cơ thể thiếu vitamin B12 như thế nào cho đúng?

Trả lời

Các nguồn cung cấp vitamin B12 trong chế độ ăn uống tốt bao gồm: Thịt bò, thịt heo, thịt gia cầm; cá, đặc biệt là cá tuyết chấm đen và cá ngừ; các sản phẩm từ sữa, chẳng hạn như sữa, pho mát và sữa chua; trứng; một số loại sữa đậu nành và ngũ cốc ăn sáng được tăng cường vitamin B12.

Tốt nhất là duy trì một chế độ ăn uống cân bằng và nhận đủ lượng chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe trước khi cần điều trị tích cực. Các triệu chứng của sự thiếu hụt có thể dễ dàng tránh được bằng một chế độ ăn uống lành mạnh.

Đối với một số người gặp khó khăn trong việc hấp thụ vitamin B12 từ các nguồn thực phẩm và có thể cần phải uống thuốc bổ sung. Điều này bao gồm người lớn tuổi, bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu ác tính và những người bị rối loạn đường ruột có thể gặp vấn đề trong việc hấp thụ vitamin B12 từ thực phẩm.

Các chất bổ sung có thể được dùng bằng đường uống hoặc tiêm. Những người ăn chay trường có thể dùng các chất bổ sung để tránh thiếu hụt, vì chế độ ăn thuần chay loại bỏ các sản phẩm thịt cung cấp B12 một cách tự nhiên. Điều này đặc biệt quan trọng trong thời kỳ mang thai và khi cho con bú.

Điều trị bằng cách tiêm vitamin B12 được thực hiện cho những người có vấn đề về hấp thụ chất dinh dưỡng. Khi bổ sung bằng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ.

Câu 5: Làm thế nào để hấp thụ thực phẩm bổ sung vitamin B12 tốt hơn?

Trả lời:

Nhu cầu khuyến nghị hàng ngày của vitamin B12 khoảng 2.4 mcg, nhưng lượng khuyến nghị này sẽ cao hơn cho những đối tượng là phụ nữ mang thai hoặc nuôi con bú.

Vitamin B12 được hấp thụ trong dạ dày với sự trợ giúp của protein nội tại. Chất này liên kết với phân tử vitamin B12 và tạo điều kiện cho nó hấp thụ vào máu và tế bào trong cơ thể. Hơn nữa, cơ thể dự trữ vitamin B12 trong gan, cho nên nếu tiêu thụ vitamin B12 nhiều hơn so với khuyến nghị, thì cơ thể sẽ lưu trữ lại để sử dụng trong tương lai.

Vitamin B12 chủ yếu được tìm thấy trong các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật. Đặc biệt là thịt và các sản phẩm được chế biến từ sữa. Dưới đây là 12 loại thực phẩm lành mạnh có hàm lượng vitamin B12 rất cao.

Gan động vật

Thịt nội tạng là thực phẩm khá bổ dưỡng, trong đó có gan và thận của cừu rất giàu vitamin B12. Khẩu phần gan cứu với 100 gam cung cấp 3,5871% vitamin B12 giá trị ăn hàng ngày. Mặc dù gan cừu thường có hàm lượng vitamin B12 cao hơn gan bò và gan bê, nhưng hàm lượng vitamin B12 ở hai loại thực phẩm này cũng chứa khoảng 3,000% giá trị ăn hàng ngày (trong 100gam).

Ngoài ra, gan cừu còn giàu các chất dinh dưỡng khác như đồng, selen, vitamin A và vitamin B2. Không những thế, những loại thực phẩm như thận cừu, thịt bê và thịt bò cũng có nhiều vitamin B12. Trong 100 gam thận cừu cung cấp 100% giá trị ăn hàng ngày vitamin B2 và selen.

Ngao

Ngao là loại động vật có vỏ thuộc loài nhuyễn thể. Thành phần dinh dưỡng của nó có chứa nhiều protein nạc và vitamin B12. Trong 20 con ngao có thể cung cấp tới 7,000% vitamin B12 giá trị ăn hàng ngày. Ngoài ra, nó còn cung cấp một lượng lớn khoáng chất sắt (200% trong 100 gam). Hơn nữa, ngao là thực phẩm được chứng minh là nguồn cung cấp chất chống oxy hoá tốt.

Cá mòi

Cá mòi là loại cá nhỏ sống ở nước mặn. Nó thường được chế biến thành sản phẩm cá đóng hộp. Cá mòi có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt. Trong 150 gam cá mòi cung cấp khoảng 554% vitamin B12 giá trị ăn hàng ngày. Hơn nữa, cá mòi cũng là nguồn thực phẩm chứa nhiều acid béo omega-3 phong phú. Các acid béo này đã được chứng minh là mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ, như giảm viêm và cải thiện sức khỏe của tim.

Thịt bò

Thịt bò là nguồn thực phẩm có chứa vitamin B12 khá phong phú. Trong 190 gam thịt bò có thể cung cấp khoảng 467% vitamin B12 giá trị hàng ngày. Ngoài ra, cùng với lượng thịt bò này còn cung cấp thêm các vitamin khác như vitamin B2, B3, B6, kẽm và selen. Nên lựa chọn thịt bò ít béo sẽ có hàm lượng vitamin B12 cao hơn.

Thiếu vitamin b12 gây bệnh gì?

Ngũ cốc tăng cường

Nguồn vitamin B12 trong ngũ cốc tăng cường hoạt động tốt cho những người ăn chay. Bởi vì nó có thể tổng hợp được từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Mặc dù, ngũ cốc tăng cường thường không được khuyến nghị là chế độ ăn lành mạnh nhưng nó lại là thực phẩm có nguồn vitamin B12 khá phong phú. Nhiều nghiên cứu cho rằng ăn ngũ cốc tăng cường hàng ngày giúp tăng nồng độ vitamin B12.

Trên thực tế, nghiên cứu gần đây tiến hành bổ sung 240ml ngũ cốc tăng cường trong khoảng 14 tuần, kết quả cho thấy cơ thể được cung cấp khoảng 4.8 mcg vitamin B12 mỗi ngày. Điều này cho thấy, mức vitamin B12 tăng đáng kể khi được sử dụng ngũ cốc tăng cường.

Cá ngừ

Cá ngừ là loại cá thường được sử dụng và nó là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời bao gồm protein, vitamin và khoáng chất. Các ngừ có nồng độ vitamin B12 cao, đặc biệt là ở các cơ cá ngay dưới da (hay còn được gọi là cơ sẫm màu). Trong 100 gam cá ngừ nấu chín cung cấp 10.9 mcg vitamin B12 (453% giá trị ăn hàng ngày)

Cá ngừ đóng hộp cùng chứa một lượng vitamin B12 đáng kể. Trong một hộp cá ngừ có khối lượng tịnh là 165 gam thì có chứa 115% vitamin B12 giá trị ăn hàng ngày.

Men dinh dưỡng tăng cường

Men dinh dưỡng là một nguồn protein, vitamin và chất khoáng thuần chay tốt. Men dinh dưỡng là một loại nấm men đặc biệt được trồng để ăn chứ không phải là men để làm bia và bánh mì. Vitamin B12 không có tự nhiên trong thành phần của men dinh dưỡng. Mà nó được tổng hợp và bổ sung vào. Giống như ngũ cốc tăng cường, men dinh dưỡng cũng thực phẩm rất thân thiện với người ăn chay. Trong 15 gam men dinh dưỡng có thể cung cấp tới 755% vitamin B12 giá trị ăn hàng ngày.

Một vài nghiên cứu tiến hành bổ sung thêm men dinh dưỡng vào chế độ ăn của người ăn chay thô và thấy nó làm tăng nồng độ vitamin B12 trong máu đồng thời giúp giảm các dấu hiệu thiếu máu do thiếu vitamin B12.

Cá hồi cầu vồng

Cá hồi cầu vồng được coi là loài cá cung cấp nguồn protein, chất béo lành mạnh và vitamin B tuyệt vời. Trong 100 gam cá hồi cung cấp 312% vitamin B12 giá trị ăn hàng ngày và 1,171 acid béo omega-3.

Kết hợp hàm lượng acid béo omega-3 bao gồm acid eicosapentaenoic (EPA) và acid docosahexaenoic (DHA) được các chuyên gia khuyến nghị sử dụng khoảng 250 – 500mg cho khẩu phần ăn hàng ngày.

Ngoài ra, cá hồi cầu vồng cũng là nguồn thực phẩm cung cấp chất khoáng tuyệt vời bao gồm mangan, phốt pho, và selen.

Cá hồi

Cá hồi là loại thực phẩm khá nhiều người biết đến vì nó có chứa lượng acid béo omega-3 phong phú với hàm lượng cao. Tuy nhiên, nó cũng là loại thực phẩm cung cấp nguồn vitamin B12 tuyệt vời. Trong 178 gam cá hồi phile cung cấp 208% vitamin B12 giá trị ăn hàng ngày. Đồng thời, cùng với lượng này nó cũng cung cấp tới 4,123 mg acid béo omega-3. Cá hồi không những cung cấp lượng chất béo không no cao mà nó còn cung cấp một lượng protein đáng kể, với khoảng 40 gam (trong 178 gam cá hồi phile).

Sữa tăng cường

Sữa là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và có thể sử dụng thay thế vào chế độ ăn thuần chay. Mặc dù, sữa đậu nành, sữa hạnh nhân và sữa gạo không có nhiều vitamin B12 một cách tự nhiên, nhưng chúng thường được bổ sung thêm vitamin này, do đó làm cho chúng trở thành một nguồn tuyệt vời cung cấp vitamin B12. Ví dụ, trong 240ml sữa đậu nành có thể cung cấp tới 86% vitamin B12.

Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa

Sữa và các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua… là nguồn protein tuyệt vời cùng với một số vitamin và khoáng chất trong đó có cả vitamin B12. Một cốc sữa nguyên chất (240ml) cung cấp 46% vitamin B12.

Sữa chua nguyên chất béo hoàn toàn còn được chứng minh là giúp cải thiện tình trạng thiếu vitamin B12 ở những người bị thiếu loại vitamin này. Một số nghiên đã chỉ ra rằng, cơ thể hấp thụ vitamin B12 trong sữa và các sản phẩm từ sữa tốt hơn vitamin B12 có trong các loại thịt, cá hoặc trứng.

Trứng

Trứng là nguồn thực phẩm tuyệt vời cung cấp protein, vitamin B hoàn chỉnh đặc biệt là vitamin B2 và vitamin B12. Trong 100 gam trứng có thể cung cấp khoảng 46% vitamin B12 và 39% vitamin B2. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lòng đỏ trứng có hàm lượng vitamin B12 cao hơn lòng trắng. Đặc biệt, vitamin B12 ở lòng đỏ dễ hấp thụ hơn so với lòng trắng.

Ngoài việc được cung cấp lượng vitamin B12 tốt từ trứng thì cơ thể còn được nhận thêm lượng vitamin D và các chất dinh dưỡng khác.

Câu 6: Những trường hợp nguy cơ thiếu vitamin B12?

Trả lời

– Những người ăn chay trường khi chế độ ăn uống không có các phẩm thực phẩm có nguồn gốc động vật.

– Phụ nữ mang thai và cho con bú có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt ở những người ăn thuần chay.

– Người bị thiếu máu ác tính có thể thiếu vitamin B12.

– Người có vấn đề về đường ruột như: Cắt ngắn ruột non, bệnh Crohn, viêm dạ dày, bệnh celiac và bệnh viêm ruột có thể dẫn đến sự thiếu hụt vitamin B12. Bởi vì các tình trạng sức khỏe này ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng, trong đó có vitamn B12 bị giảm đi.

– Ở những người nghiện rượu mạn tính có thể thiếu vitamin B12. Bởi vì cơ thể của họ cũng không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng một cách hiệu quả.

– Những người bệnh tiểu đường dùng thuốc điều trị bằng metformin được khuyên nên theo dõi nồng độ vitamin B12. Bởi thuốc trị tiểu đường metformin có thể làm giảm sự hấp thu của loại vitamin này.

8 dấu hiệu cảnh báo việc thiếu Vitamin B12 | Báo Dân trí

Câu 7: Các biện pháp chuẩn đoán bệnh thiếu vitamin B12?

Trả lời

  • Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, nồng độ vitamin B12 và folate
  • Đôi khi xác định mức axit methylmalonic hoặc thử nghiệm Schilling

Điều quan trọng cần nhớ là bệnh thần kinh trầm trọng có thể xảy ra mà không bị thiếu máu hoặc chứng đại hồng cầu.

Chẩn đoán thiếu vitamin B12 dựa trên mức CBC và vitamin B12 và folate. CBC thường phát hiện ra thiếu máu hồng cầu khổng lồ. Sự thiếu hụt mô và các chỉ số đại hồng cầu có thể báo hiệu sự phát triển của thiếu máu. Mức vitamin B12 < 200 pg/mL (< 145 pmol/L) cho thấy sự thiếu hụt vitamin B12. Nồng độ folate được đánh giá bởi thiếu vitamin B12 cần phải được phân biệt với sự thiếu hụt folate như nguyên nhân của thiếu máu hồng cầu khổng lồ; Bổ sung folate có thể che lấp sự thiếu hụt vitamin B12 và có thể làm nhẹ thiếu máu hồng cầu khổng lồ nhưng cho phép sự thiếu hụt cơ thần kinh tiến triển hoặc thậm chí tiến triển nhanh hơn.

Khi đánh giá lâm sàng cho thấy khả năng thiếu vitamin B12 nhưng mức vitamin B12 là bình thường thấp (200 đến 350 pg/mL [145 đến 260 pmol/L]) hoặc các chỉ số huyết học là bình thường, các xét nghiệm khác có thể được thực hiện. Chúng bao gồm đo lường như sau:

  • Mức axit methylmalonic (MMA) huyết thanh: Mức MMA tăng hỗ trợ giả thuyết thiếu vitamin B12 nhưng có thể là do suy thận. Mức MMA cũng có thể được sử dụng để theo dõi đáp ứng đối với điều trị. Mức MMA vẫn bình thường khi thiếu folate.
  • Mức homocysteine: Mức này có thể tăng lên cùng với sự thiếu hụt của vitamin B12 hoặc thiếu folate.
  • Ít thông thường hơn, thành phần holotranscobalamin II (transcobalamin II-B12 phức hợp): Khi holotranscobalamin II <40 pg/mL (< 30 pmol/L), vitamin B12 bị thiếu.

Sau khi đã được chẩn đoán thiếu vitamin B12, các thử nghiệm bổ sung (ví dụ, thử nghiệm Schilling) có thể được chỉ định cho người thành niên nhưng thường không chỉ định cho người cao tuổi. Trừ khi lượng vitamin B12 ăn vào rõ ràng là không đủ, mức gastrin huyết thanh hoặc tự kháng thể tới yếu tố nội tại có thể được đo lường; độ nhạy và độ đặc hiệu của các xét nghiệm này có thể không cao.

thử nghiệm Schilling

Thử nghiệm Schilling chỉ hữu ích nếu chẩn đoán sự thiếu hụt yếu tố nội tại là quan trọng, như trong thiếu máu ác tính cổ điển. Thử nghiệm này không cần thiết đối với hầu hết bệnh nhân lớn tuổi. Thử nghiệm Schilling đo sự hấp thụ của vitamin B12 được đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ tự do. Vitamin B12 gắn đồng vị phóng xạ được cho uống, tiếp theo trong từ 1 đến 6 giờ bằng 1000 mcg (1 mg) vitamin B12 tiêm tĩnh mạch, chúng làm giảm sự hấp thu vitamin B12 gắn đồng vị phóng xạ do gan. Vitamin B12 gắn đồng vị phóng xạ được hấp thụ được bài tiết qua nước tiểu, và được thu lại trong 24 giờ. Khối lượng bài tiết được đo lường và tỷ lệ phần trăm của toàn bộ vitamin B12 gắn đồng vị phóng xạ được xác định. Nếu sự hấp thu là bình thường, ≥ 9% liều được cho sẽ xuất hiện ở trong nước tiểu. Sự bài tiết qua nước tiểu giảm (< 5% nếu chức năng thận bình thường) chỉ ra sự hấp thụ vitamin B12 không đầy đủ. Sự hấp thụ được cải thiện với sự bổ sung thêm các yếu tố nội tại vào chất vitamin B12 gắn đồng vị phóng xạ xác nhận chẩn đoán thiếu máu ác tính.

Thử nghiệm này thường khó để thực hiện hoặc giải thích vì lấy nước tiểu không đủ hoặc suy thận. Ngoài ra, bởi vì thử nghiệm Schilling không đo sự hấp thụ của vitamin B12 gắn với protein, thử nghiệm không phát hiện sự giải phóng khiếm khuyết của vitamin B12 từ thực phẩm, vốn phổ biến ở người cao tuổi. Thử nghiệm Schilling đưa vào rất nhiều vitamin B12 và có thể che sự thiếu hụt, vì vậy chỉ nên thực hiện sau tất cả các xét nghiệm chẩn đoán và thử nghiệm liệu pháp điều trị khác.

Nếu hấp thụ kém được xác định, thử nghiệm Schilling có thể được nhắc lại sau khi dùng kháng sinh đường uống kéo dài 2 tuần. Nếu điều trị kháng sinh hiệu chỉnh được sự giảm hấp thu, nguyên nhân có thể là sự phát triển quá mức của vi khuẩn đường ruột (ví dụ, hội chứng loét mù mắt).

Câu 8: Các biện pháp điều trị bệnh khi thiếu vitamin B12?

Trả lời

  • Bổ sung vitamin B12

Vitamin B12 1000 đến 2000 mcg đường uống có thể được dùng một lần/ngày cho những bệnh nhân không có sự thiếu hụt trầm trọng hoặc dấu hiệu hoặc triệu chứng thần kinh.. Một sản phẩm bằng gel dùng đường mũi của vitamin B12 có sẵn với chi phí cao hơn. Liều uống lớn có thể được hấp thụ bằng hoạt động nhiều, ngay cả khi yếu tố nội tại vắng mặt. Nếu mức methylmalonic acid (MMA) (đôi khi được dùng để theo dõi điều trị) không giảm, bệnh nhân có thể không được dùng vitamin B12.

Đối với sự thiếu hụt nghiêm trọng hơn, vitamin B12 1 mg tiêm mạch thường được dùng 1 đến 4 lần/tuần trong vài tuần cho đến khi các bất thường huyết học được điều chỉnh; sau đó nó được dùng một lần/tháng.

Mặc dù những bất thường về huyết học thường được hiệu chỉnh trong vòng 6 tuần (số lượng hồng cầu lưới được cải thiện trong vòng 1 tuần), việc giải quyết các triệu chứng thần kinh có thể mất nhiều thời gian hơn. Các triệu chứng thần kinh đã kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm trở nên không đảo ngược được. Ở hầu hết người cao tuổi bị thiếu vitamin B12 và có chứng mất trí, nhận thức không cải thiện sau khi điều trị.

Điều trị vitamin B12 phải được tiếp tục suốt đời trừ khi cơ chế sinh lý bệnh gây thiếu hụt được điều chỉnh.

Trẻ sơ sinh của những bà mẹ ăn chay nên được bổ sung vitamin B12 từ khi sinh ra.

3 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn thiếu hụt vitamin B12

Câu 9: Thừa vitamin B12 gây bệnh gì?

Trả lời

Vitamin B12 tan trong nước và lượng dư thừa trong cơ thể có thể dễ dàng được thận đào thải qua nước tiểu nên ít gây độc tính cho cơ thể. Tuy nhiên nếu bổ sung vitamin B12 liều cao, kéo dài sẽ gây ra các tác dụng phụ cho cơ thể:

  • Sốc phản vệ do dị ứng với vitamin B12. Phản ứng này tuy hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm vì có thể dẫn đến tử vong. Do vậy, cần thận trọng khi bổ sung vitamin B12, đặc biệt ở dạng tiêm cho người có cơ địa mẫn cảm
  • Rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện như ăn không ngon, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy…
  • Nhức đầu, phát ban, ngứa ngáy
  • Gây tê hay liệt yếu ở tay, chân, cơ mặt.
  • Gây các biến chứng trên tim mạch như tăng nhịp tim, khó thở, đau ngực, cao huyết áp, suy tim,…
  • Tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt .
  • Thừa vitamin B12 còn có thể gây hoạt hóa hệ đông máu làm tăng đông, gây tắc mạch
  • Gây tổn thương thần kinh thị giác cho người mắc bệnh Leber- bệnh thoái hóa sắc tố võng mạc bẩm sinh gây mù ở trẻ em.

Còn cập nhật tiếp…

Sưu tầm và biên soạn bởi Okchances

 

 

Trả lời

error: Bài viết được bảo vệ!