Câu 1: Vai trò quan trọng của vitamin B3 là gì?
Trả lời:
Ngăn ngừa bệnh lý tim mạch
Một trong những tác dụng của vitamin B3 là giúp ngăn bệnh tim mạch vì vitamin B3 có tác dụng điều hòa các loại cholesterol theo hướng tốt hơn. Ngoài ra vi chất này còn có khả năng giảm viêm và stress oxy hóa nên giúp phòng ngừa được chứng xơ cứng, xơ vữa động mạch.
Thực tế đã có nghiên cứu chứng minh, bổ sung vitamin B3 đơn lẻ hoặc kết hợp với statin giúp giảm nguy cơ mắc vấn đề sức khỏe liên quan đến tim mạch.
Giúp cân bằng chất béo
Ngoài tác dụng giảm Cholesterol xấu, vitamin B3 còn giúp tăng mức cholesterol tốt đạt tới 15 – 35%. Với chất béo trung tính triglyceride, Niacin tác dụng đến 1 loại enzyme liên quan đến tổng hợp chất béo này, vì thế làm giảm triglyceride trong máu.
Như vậy, vitamin B3 có tác dụng rất tốt trong điều hòa cholesterol, giảm chất béo trong máu, giúp ngăn ngừa bệnh lý tim mạch và huyết áp liên quan.
Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Tiểu đường type 1 là dạng bệnh tự miễn, khi hệ miễn dịch cơ thể tấn công tế bào tạo insulin dẫn tới thiếu hụt dưỡng chất này, đường không được chuyển hóa tốt tích tụ trong máu. Người mắc bệnh tiểu đường type 1 có thể dùng vitamin B3 bổ sung để hỗ trợ điều trị bệnh, ngăn ngừa biến chứng, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Với bệnh tiểu đường type 2, vai trò của vitamin B3 phức tạp hơn nhưng nó cũng có khả năng giảm mức cholesterol trong máu, ngăn ngừa biến chứng tim mạch.
Giảm tiến triển bệnh viêm khớp
Viêm khớp là bệnh khá thường gặp, gây đau đớn và giảm khả năng vận động của khớp. Các nghiên cứu sơ bộ đã chỉ ra, dùng vitamin B3 giúp cải thiện khả năng vận động của khớp, giảm nhu cầu dùng thuốc chống viêm NSAID.
Giúp tăng cường chức năng não
Hoạt động của não không thể thiếu vitamin này. Thực tế, một số bệnh lý tâm thần như tâm thần phân liệt, sương mù não đã được điều trị bằng Niacin như một chất bổ sung.
Với bệnh nhân Alzheimer, vitamin B3 cũng giúp não khỏe mạnh và giảm tiến triển bệnh. Tuy nhiên cần nhiều nghiên cứu chứng minh hơn để có thể áp dụng vitamin này trong điều trị thực tế.
Điều trị bệnh Pellagra
Bệnh Pellagra xảy ra ở những người bị thiếu hụt vitamin B3 trầm trọng, nguyên nhân thường do kém hấp thu hoặc rối loạn chuyển hóa. Vì thế uống bổ sung vitamin B3 là phương pháp điều trị cho căn bệnh này.
Pellagra là bệnh nguy hiểm do thiếu hụt vitamin B3 gây ra
Loại bỏ độc tố
Vitamin B3 cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể, loại bỏ những độc tố ra khỏi cơ thể thông qua việc tiết mồ hôi. Vitamin B3 được chứng minh có khả năng ngăn ngừa một số bệnh ung thư da, dưỡng chất này cũng đang được sử dụng dưới dạng uống hoặc bôi như kem dưỡng da.
Câu 2: Thiếu vitamin B3 gây ra bệnh gì?
Trả lời:
Vitamin B3 tham gia vào rất nhiều quá trình quan trọng trong cơ thể người, vì thế thiếu hụt dinh dưỡng này sẽ gây ảnh hưởng đến:
Quá trình chuyển hóa năng lượng
Vitamin B3 cũng như các vitamin nhóm B khác tham gia vào quá trình chuyển hóa carbohydrate và các dinh dưỡng thực phẩm khác, tạo NAD, NAD. Thiếu hụt vitamin B3 có thể gây rối loạn quá trình này, khiến tế bào khắp cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng hoạt động, dẫn tới cơ thể mệt mỏi, hoạt động kém. Chức năng các cơ quan suy giảm, lâu dần sẽ gây nhiều rối loạn bệnh lý.
Đặc biệt, thiếu hụt vitamin B3 thường gây ra rối loạn tiêu hóa là dấu hiệu đầu tiên như: viêm niêm mạc miệng, viêm dạ dày, tiêu chảy, viêm niêm mạc đường tiêu hóa, chảy máu trực tràng,…
Quá trình tổng hợp ADN, ARN
Đây là những vật chất di truyền quan trọng trong tế bào, vitamin B3 cũng có vai trò trong quá trình tổng hợp những protein này. Thiếu hụt vitamin B3 ảnh hưởng đến tổng hợp vật chất di truyền và gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
Tham gia vào tham gia vào hoạt động thần kinh thông qua làm tăng chuyển hóa của các neuron
Vitamin B3 được chứng minh có hiệu quả làm giảm lượng cholesterol xấu và mỡ máu nói chung, tăng hoạt động lưu thông máu trong cơ thể. Khi cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng này, người bệnh có thể gặp phải rối loạn thần kinh với tình trạng ảo giác, mê sảng, trầm cảm, lú lẫn,… Nhẹ hơn người bệnh dễ lo lắng, tâm trạng bất ổn định, rối loạn giấc ngủ thường xuyên.
Kích thích tổng hợp Collagen nuôi dưỡng da và mái tóc
Việc tổng hợp Collagen có vai trò quan trọng giữ gìn vẻ đàn hồi, khỏe mạnh cho da và tóc. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin B3, da và tóc không được nuôi dưỡng tốt. Da dễ bị thâm, khô, thô ráp, bóc vảy, dễ nhiễm phù và viêm da, đặc biệt những vùng da tiếp xúc nhiều với ánh sáng và không khí. Tóc thì dễ bị gãy, rụng, tóc khô xơ cứng khó nuôi dưỡng.
Nhìn chung, dấu hiệu thiếu vitamin B3 chủ yếu gặp phải như: rối loạn tiêu hóa, rối loạn tâm thần và viêm da. Những dấu hiệu này rất dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý và vấn đề sức khỏe khác, dẫn đến việc điều trị không đúng nguyên nhân, không đạt hiệu quả cao. Những người bệnh thiếu hụt vitamin B3 ở mức độ nặng tiến triển thành bệnh thường thiếu nhiều dưỡng chất khác, gây nhiều triệu chứng bệnh lý kết hợp khác.
Một trong những bệnh lý nguy hiểm do thiếu vitamin B3 gây ra là Pellagra, khiến người bệnh bị tổn thương da nặng kết hợp với tổn thương hệ tiêu hóa, rối loạn tâm thần dẫn đến biến chứng nặng. Đặc biệt nếu không điều trị đúng nguyên nhân, biến chứng nặng như nhiễm khuẩn huyết do Pellagra gây ra có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Có thể nhận biết căn bệnh này bằng dấu hiệu điển hình của thiếu vitamin B3 là Viêm da (da thâm, nhiễm phù, khô ráp), rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy kết hợp viêm da dày, chảy máu trực tràng, viêm niêm mạc miệng và đường tiêu hóa,…), rối loạn tâm thần (trầm cảm, ảo giác, mê sảng,…).
Câu 3: Nguyên nhân cơ thể thiếu vitamin B3?
Trả lời:
Vitamin B3 có sẵn trong rất nhiều loại thực phẩm tự nhiên mà con người sử dụng để ăn uống hàng ngày. Bình thường, cơ thể người đều nhận được đủ lượng vitamin B3 cần thiết từ những thực phẩm này, chỉ một số trường hợp đặc biệt như:
Người gặp phải vấn đề đường ruột
Một số rối loạn và bệnh lý đường ruột khiến cơ thể kém hoặc không thể hấp thu vitamin B3 từ thực phẩm, từ đó gây thiếu hụt, bao gồm: Viêm ruột, tiêu chảy mãn tính, hội chứng ruột kích thích,…
Thiếu vitamin B3 thường gây vấn đề về da
Bệnh nhân thiếu Tryptophan
Tryptophan là một acid amin quan trọng của cơ thể người cũng như nhiều cơ thể sống khác, là thành phần cấu tạo nên enzym, serotonin, protein cấu trúc, chất dẫn truyền thần kinh,… Giống như vitamin B3, dù quan trọng nhưng cơ thể phải hấp thu dưỡng chất này từ thực phẩm.
Việc thiếu hụt Tryptophan cũng làm tăng nguy cơ thiếu vitamin B3 bởi B3 cung cấp cho cơ thể một phần xuất phát từ acid amin tryptophan chuyển đổi. TÌnh trạng này thường xảy ra ở những người có lượng protein nghèo.
Các vấn đề sức khỏe khác
Thiếu hụt vitamin B3 cũng được ghi nhận nhiều hơn ở những đối tượng bị chấn thương vật lý, tiêu thụ quá nhiều rượu, tinh thần căng thẳng kéo dài, bệnh lý nhiễm trùng và sốt cao kéo dài,…
Thực tế, thiếu hụt vitamin B3 thường đi kèm với thiếu các vitamin nhóm B khác bởi khi nạp vào cơ thể, chúng kết hợp tạo thành các coenzyme hoạt động. Vì thế bổ sung vitamin B3 có thể kèm theo những dinh dưỡng còn thiếu này. Hầu hết bệnh nhân thiếu vitamin B3 sẽ cần bổ sung lượng lớn hơn dưỡng chất này cho đến khi cơ thể đạt cân bằng và có thể hấp thu đủ từ thực phẩm.
Câu 4: Bổ sung khi cơ thể thiếu vitamin B3 như thế nào?
Trả lời
Với người khỏe mạnh, vitamin B3 cung cấp từ thực phẩm đã đủ nhu cầu cần thiết của cơ thể mỗi ngày. Vì thế, bổ sung vitamin B3 từ chế phẩm thường chỉ định trong các trường hợp thiếu hụt vitamin B3 tự nhiên hoặc giảm hấp thu, dùng để ngăn ngừa đau tim để người cholesterol trong máu cao, hỗ trợ điều trị bệnh và tăng cường sức khỏe.
Liều bổ sung vitamin B3 với người lớn
Tùy theo nhu cầu bổ sung mà áp dụng liều lượng vitamin phù hợp như sau:
Với các đối tượng cần bổ sung dinh dưỡng
– Nữ giới trên 19 tuổi: 14mg mỗi ngày
– Nam giới trên 19 tuổi: 16mg mỗi ngày.
– Phụ nữ mang thai: 18mg mỗi ngày.
– Phụ nữ đang cho con bú: 17mg mỗi ngày.
Có thể bổ sung vitamin B3 dưới dạng uống 50mg mỗi 12 giờ hoặc 100mg mỗi ngày.
Với các đối tượng cần bổ sung vitamin B3 để hạn chế tăng lipid máu
Dạng phóng thích nhanh: Bổ sung vitamin B3 đường uống với hàm lượng 250mg mỗi lần mỗi ngày. Điều chỉnh tăng khoảng cách thời gian giữa các liều và hàm lượng liều bổ sung để duy trì khi đã bổ sung đủ lượng cơ bản.
Dạng phóng thích kéo dài: Dùng liều đầu 500mg vitamin B3 mỗi ngày trước khi đi ngủ, sau đó thay đổi tăng liều tùy vào khả năng dung nạp của cơ thể. Lưu ý chỉ bổ sung tối đa 1 – 2 g vi chất này mỗi ngày.
Liều bổ sung vitamin B3 với trẻ nhỏ
Liều dùng vitamin B3 cho trẻ sẽ chia theo độ tuổi như sau:
– Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, bổ sung mỗi ngày 2 mg vitamin B3.
– Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi, bổ sung cho trẻ 3mg vitamin B3 mỗi ngày qua đường uống.
– Trẻ từ 1 – 4 tuổi cần nhiều vitamin B3 hơn các giai đoạn trước, cần nạp vào 6mg mỗi ngày.
– Trẻ từ 4 – 9 tuổi: Trẻ lúc này cần lượng vitamin B3 là 8mg mỗi ngày.
– Trẻ từ 9 – 14 tuổi, bạn cần cho trẻ uống mỗi ngày 12 mg vitamin B3.
– Trẻ từ 14 tuổi trở lên, bé gái sẽ cần bổ sung 14mg mỗi ngày, còn bé trai cần 16mg mỗi ngày.
Chế phẩm cung cấp vitamin B3 hiện nay gồm những dạng như viên nang, viên nén hoặc dung dịch tiêm. Với dạng viên uống, bạn có thể sử dụng kèm theo thức ăn hoặc sau khi ăn đều được. Lưu ý không được nhai, nghiền hoặc bẻ viên thuốc vì có thể làm giảm lượng chất trong thuốc, hãy nuốt nguyên viên cùng nước.
Đối với dung dịch uống vitamin B3, cần lưu ý đo đúng liều lượng được bác sĩ khuyến cáo bằng muỗng đo hoặc cốc đo đặc biệt.
Câu 5: Cách để hấp thụ thực phẩm bổ sung vitamin B3 tốt hơn?
Trả lời:
Cơ thể cần từ 14 – 16mg vitamin B3 mỗi ngày cho các hoạt động của tế bào và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể. Do không thể tự tổng hợp nên bắt buộc cơ thể cần dùng nguồn vitamin B3 cung cấp từ thực phẩm. Những thực phẩm bổ sung vitamin B3 dưới đây sẽ giúp bạn cân bằng dinh dưỡng, cải thiện sức khỏe tốt hơn.
Những loại thực phẩm bổ sung Vitamin B3 quen thuộc
Vitamin B3 có tính chất tan trong nước, cơ thể không thể tích trữ nên lượng vitamin B3 bổ sung dư thừa trong cơ thể sẽ được đào thải ra ngoài bằng đường tiểu. Do đó con người cần thường xuyên tiêu thụ những thực phẩm chứa vitamin B3 để đảm bảo dinh dưỡng, bao gồm:
Gan động vật
Gan động vật là nguồn cung cấp phong phú nhiều loại vitamin, trong đó có vitamin B3. Theo thống kê khoa học, một khẩu phần gan bò nấu chín (85g) cung cấp đến 14.7mg vitamin B3, tương đương với 100% nhu cầu ở nữ trưởng thành và 91% nhu cầu ở nam trưởng thành
Ngoài gan bò, bạn có thể bổ sung gan gà, gan lợn,… để đa dạng thức ăn, đồng thời cung cấp đến 80% nhu cầu vitamin B3 hàng ngày. Tuy nhiên trong gan chứa nhiều chất béo nên những người bị mỡ máu, bệnh huyết áp,… không nên bổ sung thường xuyên.
Thịt gà tây
Gà tây không phải là thực phẩm quen thuộc ở nước ta, tuy nhiên bạn có thể sử dụng để cải thiện bữa ăn hàng ngày. Trong gà tây là một trong những thực phẩm nhiều vitamin B3 (khẩu phần ăn 85g ức gà tây nấu chín chứa 6.3 mg vitamin B3) cùng tiền chất tryptophan có thể chuyển hóa thành vitamin B3 khi vào cơ thể (tương đương với 1mg vitamin B3).
Như vậy, ăn 1 khẩu phần thịt gà tây sẽ cung cấp khoảng 45 – 50% nhu cầu vitamin B3 của cơ thể. Ngoài ra, Tryptophan có trong loại thực phẩm này cũng tham gia vào quá trình sản xuất chất dẫn truyền thần kinh, tốt cho tâm trạng và giấc ngủ.
Cá hồi
Đây là loài cá béo ưa thích trong văn hóa ẩm thực của nhiều nước, cung cấp lượng lớn vitamin B3, chất béo cùng nhiều dưỡng chất tốt khác. Theo số liệu thống kê, một khẩu phần cá hồi phi lê Đại Tây Dương nấu chín đáp ứng được 53 – 61% tương ứng với nhu cầu của nam và nữ giới.
Nên bổ sung cá hồi vào một trong những thực phẩm trong chế độ ăn của bạn, vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa phòng ngừa bệnh tim mạch, rối loạn tự miễn và chống viêm
Thịt bò
Trong thịt bò chứa rất nhiều loại dinh dưỡng, ngoài vitamin B3 còn có vitamin B12, sắt, protein, kẽm và selen. Trong đó thịt bò nạc chứa nhiều lượng vitamin B3 hơn là thịt bò chứa nhiều chất béo.
Cụ thể, trong 85g thịt bò nạc (tương ứng với 1 khẩu phần ăn) cung cấp khoảng 6.2 mg vitamin B3. Ngoài ra, thịt bò ăn cỏ được nghiên cứu chứa hàm lượng chất chống oxy hóa và omega-3 nhiều hơn so với thịt bò ăn ngũ cốc thông thường. Vì thế có thể ưu tiên lựa chọn nguồn thịt bò ăn cỏ để cơ thể được cung cấp nhiều dưỡng chất hơn.
Ức gà
Trong thịt gà, ức gà là bộ phận cung cấp cho bạn nhiều vitamin B3 và protein nhất. Trong 85g ức gà nấu chín không da không xương chứa đến 11,4 mg vitamin B3. Như vậy một khẩu phần ăn này đáp ứng được 71% nhu cầu ở nam và 81% nhu cầu vitamin B3 ở nữ.
Ngoài ra, thịt ức gà giàu protein, ít chất béo nên rất phù hợp với những bạn đang thực hiện chế độ giảm cân ít calo.
Cá ngừ
Cá ngừ là loại thực phẩm thay thế thịt được nhiều người lựa chọn, nó cũng chứa hàm lượng lớn vitamin B3 cần thiết cho cơ thể. Trung bình một hộp cá ngừ 165g sẽ chứa 21,9 mg vitamin B3, đáp ứng hơn lượng vitamin B3 được khuyến cáo cho cả nam giới và nữ giới.
Ngoài vitamin B3, cá ngừ đóng hộp cũng chứa nhiều acid béo omega 3, protein, vitamin B5 và vitamin B12. Tuy nhiên loại thực phẩm này chứa khá nhiều muối nên để an toàn, bạn chỉ nên bổ sung 1 hộp cá ngừ mỗi tuần.
Cá cơm
Cá cơm là nguồn thực phẩm rất giàu vitamin B3, dễ ăn dễ hấp thu với nhiều đối tượng. Trung bình một con cá cơm đáp ứng được khoảng 5% nhu cầu vitamin B3 được khuyến cáo ở người trưởng thành. Vì thế, trong bữa ăn bạn chỉ cần 10 con cá cơm là đã đáp ứng được 50% nhu cầu dinh dưỡng này.
Hơn nữa, trong cá cơm chứa nhiều selenium – dưỡng chất có thể giúp cơ thể ngăn ngừa nguy cơ ung thư lên tới 22% với các bệnh ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư phổi, thực quản và tuyến tiền liệt.
Thịt heo
Ngoài thịt bò, thịt heo nạc thăn hoặc sườn nạc cũng là nguồn thực phẩm chứa lượng vitamin B3 phong phú. Trung bình mỗi 85g thịt nạc thăn lợn chứa 6,3 mg vitamin B3, tương đương đáp ứng 39% nhu cầu vitamin B3 với nam và 45% nhu cầu vitamin B3 với nữ.
Thịt heo cũng chứa lượng lớn vitamin B1 – loại vitamin quan trọng cho sự trao đổi chất, cũng giúp cơ thể hấp thu các vitamin nhóm B khác tốt hơn.
Quả bơ
Một quả bơ kích thước trung bình chứa khoảng 3,5 mg vitamin B3, hơn nữa đây là nguồn thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, chất béo tốt và khoáng chất. Bạn có thể dùng bơ làm món salad hoặc làm hoa quả cho bữa ăn phụ, chất béo không bão hòa trong loại quả này giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Ngũ cốc
Nhiều loại ngũ gốc và sản phẩm từ ngũ cốc tinh chế như mì ống, bánh mì trắng cũng cung cấp cho cơ thể lượng vitamin B3 cần thiết.
Lưu ý khi dùng:
Tất cả chúng ta đều cần đến vitamin B3 và cần bổ sung hàng ngày từ các loại thực phẩm. Hầu hết mọi người đều nhận đủ vitamin B3 từ chế độ ăn và không gặp vấn đề sức khỏe nào. Các trường hợp điều trị hoặc cần bổ sung tăng cường vitamin B3 cần thực hiện theo chỉ định bác sĩ. Nên dùng kết hợp thuốc với thức ăn để ngăn ngừa đau dạ dày
Ngoài ra, vitamin B3 tan tốt trong nước nên quá trình sơ chế, nấu nướng ngâm thực phẩm trong nước quá lâu sẽ khiến vi chất này tan một phần vào nước. Điều đó có thể làm giảm lượng vitamin B3 cơ thể hấp thụ.
Với những thông tin về thực phẩm bổ sung vitamin B3trên đây, bạn không nên bỏ qua khi xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, lành mạnh mỗi ngày. Ngoài ra, đừng quên đa dạng loại thực phẩm cung cấp vitamin B3 để cơ thể đồng thời được nạp vào nhiều loại dinh dưỡng khác.
Câu 6: Quý AE có nguy cơ bệnh thiếu vitamin B3?
Trả lời:
Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, trẻ đẻ ra ở bà mẹ thiếu vitamin B3.
– Trẻ suy dinh dưỡng
– Chế độ ăn, lương thực chính là ngô
– Phụ nữ có thai, cho con bú không được bổ sung dinh dưỡng hợp lý.
– Nước kém phát triển, vùng kinh tế khó khăn.
– Uống nhiều rượu, nghiện rượu
– Bệnh lý: tiêu chảy mãn tính, bệnh viêm ruột và bệnh ác tính về đường ruột tăng nguy cơ thiếu vitamin B3
Câu 7: Các biện pháp chuẩn đoán bệnh vitamin B3?
Trả lời
Khi đánh giá tình trạng thiếu vitamin B3, tiền sử điển hình có thể bao gồm ăn uống kém dinh dưỡng, uống quá nhiều rượu, hoặc bệnh nhân thuộc nhóm dân số đặc biệt của những người đã đề cập phía trên đây. Các dấu hiệu và triệu chứng thực thể bao gồm tổn thương da và miệng, tiêu chảy và mê sảng.
Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm nên được hoàn thành để xác nhận kết quả và kết hợp kiểm tra nồng độ tryptophan, NAD, NADP và niacin. Bài tiết N1-methylnicotinamide (NMN) trong nước tiểu dưới <5,8 micromol (0,8 mg/ngày) có thể cho thấy thiếu niacin. Nồng độ nicotinamide adenine dinucleotide (NAD) của Erythrocyte cũng là một chỉ số nhạy cảm của sự thiếu hụt niacin.
Câu 8: Các biện pháp điều trị bệnh thiếu vitamin B3?
Trả lời
Thông thường, sự thiếu hụt niacin có thể cho thấy sự thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng; do đó, một chế độ ăn uống cân bằng là một khuyến cáo mạnh mẽ.
Nên cho uống liều nicotinamide từ 250 đến 500 mg / ngày. Mặc dù axit nicotinic là dạng niacin phổ biến hơn, nhưng nicotinamide được sử dụng cho những trường hợp thiếu hụt niacin vì nó không gây ra các triệu chứng như cảm giác ngứa ran, ngứa hoặc đỏ bừng.
Bệnh nhân mắc bệnh pellagra nên tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và kiêng uống rượu.
Mức hỗ trợ chế độ ăn uống được khuyến nghị (RDA) cho niacin được biểu thị bằng hàm lượng tương đương niacin (NE). RDA cho trẻ từ 1 đến 3 và 4 đến 8 tuổi là 6 và 8 mg / ngày NE. Đối với cả bé trai và bé gái từ 9 đến 13 tuổi, RDA là 12mg / ngày NE. Đối với những người từ 14 tuổi trở lên, RDA là 16, và nó là 14 mg / ngày NE đối với nam và nữ, tương ứng. RDA trong thời kỳ cho con bú là 17 mg / ngày NE.
Còn tiếp tục cập nhật…
Sưu tầm bởi Okchances