Hiểu Hơn Về Vitamin B9 (axit folic)

Câu 1: Vitamin B9 cần thiết với sức khoẻ thế nào (Vai trò)?

Trả lời

– Có vai trò tạo ra hồng cầu.

– Ngăn ngừa các dị tật đối với thai nhi: Phụ nữ trong thai kỳ được khuyến cáo bổ sung thêm vitamin B9 để đảm bảo cho sự phát triển an toàn  của thai nhi, ngăn ngừa các nguy cơ mắc các dị tật liên quan đến ống thần kinh, như dị tật não và cột sống.

– Ngăn ngừa các bệnh về tim: Chỉ số nồng độ homocysteine trong máu phản ánh các dấu hiệu về tim mạch. Nếu chỉ số này tăng cao thì nguy cơ cao sẽ bị mắc các bệnh như tim, đột quỵ, sự kết hợp các loại vitamin B9, B6, B12 giúp cho nồng độ homocysteine  luôn ở ngưỡng an toàn.

– Chống trầm cảm. Axít folic cực kỳ quan trọng đối với hệ thần kinh trung ương. Nếu cơ thể thiếu vitamin này, bạn có thể bị trầm cảm, khó tập trung, hay quên và dễ cáu kỉnh. Nếu không được điều trị đúng cách, lượng axit folic không đủ cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển các rối loạn nghiêm trọng như chứng mất trí hoặc bệnh Alzheimer.

– Giảm khả năng mắc các bệnh về mắt ở người già.

– Giảm huyết áp: Vitamin B9 có ảnh hưởng tích cực đến những người có huyết áp cao, bổ sung các thực phẩm chứa nhiều axit folic giúp làm giảm huyết áp và duy trì ở mức ổn định.

– Ngăn cản sự phát triển của tế bào ung thư vú: Đối với những chị em mắc bệnh ung thư vú, các thực phẩm bổ sung vitamin B9 có tác dụng tuyệt vời đối với sự ngăn chặn và kìm hãm sự phát triển của các khối u.

Câu 2: Thiếu vitamin B9 gây ra bệnh gì?

Trả lời

Thiếu axit folic là tình trạng phổ biến. Vì cơ thể chỉ dự trữ một lượng nhỏ folate nên chế độ ăn uống thiếu folate sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt trong vòng vài tháng.

Thiếu axit folic hay folate thường dẫn đến thiếu máu và dần xuất hiện các triệu chứng như:

  • Da nhợt nhạt;
  • Chán ăn;
  • Cáu kỉnh;
  • Thiếu năng lượng hoặc dễ mệt mỏi;
  • Tiêu chảy;
  • Lưỡi mềm và mịn.

Ngoài các triệu chứng thiếu máu như trên, triệu chứng thiếu vitamin B9 còn là:

  • Mệt mỏi;
  • Tóc bạc;
  • Lở miệng;
  • Sưng lưỡi;
  • Chậm phát triển.

Nếu xuất hiện những dấu hiệu như mô tả, hãy đi xét nghiệm máu ngay để được chẩn đoán chính xác bạn nhé!

Bạn có thể bị nhiệt miệng nếu thiếu vitamin B9

Câu 3: Tại sao cơ thể thiếu vitamin B9 (nguyên nhân)?

Trả lời

Nguyên nhân chủ yếu là chế độ dinh dưỡng chưa khoa học. Cách đơn giản nhất là cung cấp cho cơ thể đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết bằng cách lên thực đơn hàng ngày đa dạng theo tháp dinh dưỡng.

Mắc một vài bệnh gây thiếu axit folic

Các bệnh ảnh hưởng đến sự hấp thu ở đường tiêu hóa có thể gây ra sự thiếu hụt axit folic hay folate. Các bệnh đó có thể kể đến như:

  • Bệnh Crohn: là một bệnh viêm đường ruột, nó làm cản trở sự hấp thu folate cũng như axit folic;
  • Bệnh celiac (không dung nạp gluten): gây cản trở sự hấp thu folate và axit folic;
  • Một số loại ung thư;
  • Các vấn đề về thận nghiêm trọng cần lọc máu.

Di truyền học

Folate, hay axit folic sau khi vào cơ thể cần phải được chuyển hóa thành dạng sử dụng được, đó là 5-methyltetrahydrofolate. Một số người có đột biến di truyền cản trở cơ thể chuyển hóa đúng cách và hiệu quả folate. Từ đó dẫn đến thiếu axit folic hoặc folate, mặc dù họ vẫn ăn uống hoặc bổ sung chúng đầy đủ.

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc có thể gây thiếu folate bằng cách giảm hấp thu folate hoặc giảm chuyển hóa chúng. Điển hình là các thuốc sau:

Các thuốc làm giảm hấp thu vitamin này bao gồm:

  • Phenytoin và phenobarbital: là các thuốc chống co giật;
  • Sulfasalazine: điều trị viêm loét đại tràng.

Các thuốc can thiệp vào sự chuyển hóa của folate gồm:

  • Methotrexate: để điều trị ung thư và viêm khớp dạng thấp;
  • Triamterene: để điều trị huyết áp cao;
  • Metformin: để điều trị bệnh tiểu đường;
  • Trimethoprim-sulfamethoxazole: một loại thuốc kháng sinh.

Uống quá nhiều rượu

Những người uống nhiều rượu thường thiếu dinh dưỡng và thiếu axit folic cũng như folate. Lý do là vì rượu làm cản trở sự hấp thụ folate. Ngoài ra, nó cũng làm tăng bài tiết folate qua nước tiểu.

Bia, rượu, thuốc lá – “kẻ thù” gây mất của vitamin | Bocalex

Câu 4: Bổ sung khi thiếu vitamin B9 như thế nào?

Trả lời

Nhu cầu acid folic khác nhau với từng đối tượng, cụ thể:

  • Trẻ còn bú, phụ nữ có thai, cho con bú: 500mcg.
  • Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 100mcg.
  • Trẻ từ 4 – 12 tuổi: 200mcg.
  • Trẻ từ 13 tuổi trở lên: 300mcg.

Ngưỡng giới hạn an toàn của cơ thể với loại vitamin này là 800mcg.

Folate là một loại vitamin tan trong nước và nó không được lưu trữ trong cơ thể. Điều này có nghĩa là: bạn cần phải bổ sung chúng hằng ngày qua thực phẩm hoặc các thực phẩm tăng cường. Hầu hết mọi người nhận đủ folate từ thực phẩm. Vì vậy, hãy xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để ngăn ngừa thiếu folate. Và các thực phẩm chứa nhiều folate bao gồm:

  • Rau có màu xanh đậm: bông cải xanh, rau bina, bắp cải Brucxen;
  • Các loại đậu;
  • Các loại trái cây: chuối và dưa, cam, quýt;
  • Nước ép cà chua;
  • Trứng;
  • Nấm;
  • Măng tây;
  • Gan, thận;
  • Thịt heo, gia cầm
  • Các loài sò, hến;
  • Cám lúa mì
  • Ngũ cốc

Câu 5: Làm thế nào để hấp thụ thực phẩm bổ sung vitamin B9 tốt hơn?

Trả lời:

Những thực phẩm giàu vitamin B9 nhất là rau xanh tươi sống, củ, quả, ngũ cốc, nội tạng động vật…cụ thể như sau

Bông cải xanh, bắp cải

Hàm lượng vitamin B9 có trong 1 bát bông cải xanh, bắp cải  là 51 mg, là nhóm thực phẩm xếp hàng đầu trong việc bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể, bao gồm acid folic. Ngoài ra trong bông cải xanh còn chứa rất nhiều chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là trong thai kỳ giúp mẹ bầu tránh khỏi các vấn đề như táo bón, khó tiêu.

Bí đao

Là nguồn cung cấp vitamin B9 dồi dào và phong phú, lượng bí đao trong một khẩu phần ăn hàng ngày đáp ứng 15% nhu cầu về acid folic của cơ thể. Ngoài ra đây cũng là thực phẩm chứa nhiều các loại vitamin và khoáng chất, có thể kể đến như vitamin C, vitamin B1, kali, vitamin B6. Bí đao cũng là một lựa chọn trong việc giải nhiệt vào mùa hè.

Nấm

Với sự đa dạng về chủng loại cũng như mùi vị, sử dụng và chế biến nấm trong bữa ăn hằng ngày cũng là một lựa chọn ưa thích đối với nhiều gia đình. Nấm cũng là một trong những thực phẩm giàu dưỡng chất bao gồm protein, canxi, sắt, vitamin D, các khoáng chất, acid amin, vitamin B9.

Bổ sung acid folic bằng các món ăn chế biến từ nấm như xào, súp, salad, các món hầm vừa giúp gia đình có bữa ăn ngon mà còn đầy đủ dưỡng chất.

Ớt chuông

Đây là một thực phẩm giàu dinh dưỡng không còn xa lạ đối với các bà nội trợ. Trong ớt chuông có chứa một hàm lượng vitamin B9 cần thiết cho cơ thể, chỉ cần lượng ớt chuông 100g có thể bổ sung 12% lượng acid folic mà cơ thể cần mỗi ngày.

Vitamin C, B6, kali, chất xơ và các chất chống oxy hóa cũng có rất nhiều trong những trái ớt chuông. Việc chế biến ớt chuông cũng hết sức đơn giản và đa dạng, bà nội trợ nào cũng có thể làm được.

Ngũ cốc và các loại hạt

Là nhóm thực phẩm nên có trong thực đơn của mỗi bữa ăn. Bên cạnh sự đa dạng và phong phú về chủng loại, giúp chúng ta có thể thay đổi món ăn hằng ngày, thì nhóm này còn chứa rất nhiều vitamin và chất dinh dưỡng, có thể kể đến là vitamin B9.

Với một lượng nhỏ khoảng 30g đậu có thể chứa đủ acid folic để đáp ứng 8% nhu cầu của cơ thể. Ngoài ra đậu cũng là nhóm thực phẩm khá an toàn đối với mọi độ tuổi, kể cả với người già.

Mùi tây

Ngoài việc được lựa chọn như một loại gia vị làm kích thích vị giác thì mùi tây còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Là loại rau chứa nhiều dưỡng chất, chất chống oxy hóa, các loại vitamin như B9, A, C, rất tốt trong quá trình chống ung thư, tăng hệ miễn dịch và một số trường hợp còn giúp kháng viêm.

Trái cây và các loại nước ép

Đây được coi là nhóm thực phẩm được rất nhiều người ưa thích, nguồn dinh dưỡng khổng lồ có mặt trong hầu hết các loại quả tươi, nước ép. Một lượng lớn vitamin B9 có trong các loại quả quen thuộc như: chuối, chanh, cam, các nhóm quả mọng nước, cà chua.

Chú ý: vitamin B9 sẽ bị mất đi khi rau ngâm quá lâu dưới nước, nấu quá chín. Tiêu biểu nhất là thực phẩm đóng hộp thường sẽ mất đi 50 – 90% acid folic.

Vitamin B9 có tác dụng gì? Thực phẩm nào giàu vitamin b9?

Câu 6: những trường hợp có nguy cơ bệnh nếu thiếu vitamin B9?

Trả lời

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Các nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ mang thai cần một lượng vitamin B9 gấp 4 lần đối với người bình thường, hàm lượng được khuyến cáo dành cho các mẹ bầu là từ 400 đến 600 mcg mỗi ngày. Việc bổ sung vitamin B9 trong thai kỳ là điều cực kỳ cần thiết cho cả mẹ và bé, vừa giúp cơ thể mẹ bầu khỏe mạnh, vừa góp phần giảm thiểu các nguy cơ mắc bệnh về ống thần kinh của thai nhi.

Trẻ em

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, bổ sung vitamin B9 cho trẻ nhỏ giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ. Trẻ em được bổ sung đầy đủ acid folic tránh được các hội chứng thường gặp về khả năng sử dụng từ ngữ. Bên cạnh đó vitamin B9 còn góp phần giúp trẻ tránh các dị tật nguy hiểm, đặc biệt là các bệnh nguy hiểm liên quan đến não bộ, tim mạch.

Người hay dùng rượu bia

Người bị đột biến gen

Câu 7: Các biện pháp chuẩn đoán bệnh thiếu vitamin B9?

Trả lời

Xét nghiệm Acid Folic là một loại xét nghiệm giúp định lượng Acid Folic có trong máu, chẩn đoán sớm những trường hợp thiếu Acid Folic gây thiếu máu để có thể điều trị kịp thời. Xét nghiệm Acid Folic có thể cho biết cơ thể có đang thiếu Acid Folic hay không ngay cả khi không có một số triệu chứng lâm sàng biểu hiện ra bên ngoài, vì vậy việc thực hiện loại xét nghiệm này có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc chẩn đoán nguyên nhân của những tình trạng thiếu máu.

Để tiến hành xét nghiệm Acid Folic thì bệnh nhân cần nhịn ăn trước đó 6- 8 giờ đồng hồ để có thể lấy mẫu máu xét nghiệm. Đối với bệnh nhân đang sử dụng một số loại thuốc hay vitamin và thảo dược thì cần báo với bác sĩ điều trị để có chỉ định ngưng thuốc đúng thời gian trước khi thực hiện xét nghiệm Acid Folic. Bệnh nhân thông thường sẽ được lấy máu ở mặt trong của khuỷu tay để xét nghiệm, lưu ý về vấn đề khử trùng bằng cồn tại vị trí lấy máu để đảm bảo vô khuẩn. Một số bệnh nhân uống rượu quá nhiều thì cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm Acid Folic nên cần báo với bác sĩ về tiền sử uống rượu của mình.

  • Tổng phân tich tế bào máu ngoại vi, nồng độ vitamin B12 và folate

Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi có thể chỉ ra thiếu máu hồng cầu khổng lồ không thể phân biệt được với loại gây ra do sự thiếu hụt vitamin B12.

Nếu folate huyết thanh là < 3 mcg/L hoặc ng/mL (< 7 nmol/L), sự thiếu hụt là có thể. Folate huyết thanh phản ánh tình trạng folate trừ khi lượng đưa vào gần đây tăng lên hoặc giảm xuống. Nếu lượng đưa vào thay đổi, thì mức folate hồng cầu (RBC) phản ánh tốt hơn sự lưu trữ trong mô. Mức độ < 140 mcg/L hoặc ng/mL (< 305 nmol/L) cho biết tình trạng không đầy đủ.

Ngoài ra, sự gia tăng mức homocysteine cho thấy sự thiếu hụt folate trong mô (nhưng mức độ cũng bị ảnh hưởng bởi mức vitamin B12và vitamin B6, thiểu năng thận và các yếu tố di truyền). Mức axit methylmalonic (MMA) bình thường có thể phân biệt sự thiếu hụt folate so với sự thiếu hụt vitamin B12 bởi vì mức MMA tăng khi thiếu hụt vitamin B12 nhưng không tăng khi thiếu hụt folate.

Câu 8: Đọc kết quả xét nghiệm axit folic?

Trả lời

Khi đọc kết quả xét nghiệm Acid Folic, nếu nồng độ Acid Folic trong máu nằm trong khoảng 2.7- 17 ng/ml thì hoàn toàn bình thường, nếu nằm ngoài khoảng này thì bệnh nhân có thể đang gặp phải tình trạng thiếu Acid Folic hoặc thừa Acid Folic được giải thích như sau:

  • Thừa Acid Folic

Đây không phải là tình trạng bệnh lý nguy hiểm đối với cơ thể nhưng có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể người đang đứng trước nguy cơ thiếu vitamin B12. Nguyên nhân là do khi cơ thể thiếu đi vitamin B12 thì không thể sử dụng được lượng Acid Folic được đưa vào từ nguồn thức ăn nên sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa Acid Folic. Lúc này, một số xét nghiệm nữa sẽ được bác sĩ điều trị chỉ định nằm xác định rõ nguyên nhân gây nên thừa Acid Folic có phải do vitamin B12 hay một tình trạng bất thường khác.

  • Thiếu Acid Folic

Khi định lượng Acid Folic trong máu thấp hơn 2.7 ng/ml thì có thể cơ thể đang bị thiếu máu, hấp thụ kém các chất dinh dưỡng, bệnh lý liên quan đến thận và gan… Ngoài ra, thiếu Acid Folic còn gặp khi phụ nữ đang mang thai vì cơ thể lúc này cần được cung cấp thêm Acid Folic cho sự phát triển của thai nhi, hoặc với những bệnh nhân bị thiếu máu tán huyết khi mà tế bào hồng cầu bị phá hủy rất nhanh khiến cơ thể cần thêm Acid Folic để sản sinh hồng cầu, hoặc có thể là bệnh lý ung thư… Bác sĩ sẽ có một số xét nghiệm kiểm tra tiếp theo để củng cố chẩn đoán một cách chắc chắn nhất để có phương pháp điều trị hiệu quả.

Xét nghiệm Acid Folic là xét nghiệm cần thiết để đánh giá nồng độ Acid Folic trong cơ thể là cao, thấp hay bình thường. Xét nghiệm Acid Folic không chỉ quan trọng trong việc tìm ra nguyên nhân của những tình trạng thiếu máu mà còn giúp đánh giá được một số vấn đề bệnh lý của cơ thể như bệnh về hấp thụ Acid Folic, bệnh gan, thận, ung thư…

Câu 9: Các biện pháp điều trị bệnh thiếu vitamin B9?

Trả lời:

  • Bổ sung folate bằng đường uống

Folate 400 đến 1000 mcg uống một lần/ngày bổ sung các mô và thường thành công ngay cả khi sự thiếu hụt là kết quả của sự giảm hấp thu. Nhu cầu bình thường là 400 mcg/ngày. (Cảnh báo: Ở những bệnh nhân thiếu máu hồng cầu khổng lồ, sự thiếu hụt vitamin B12 phải được loại trừ trước khi điều trị với folate. Nếu có sự thiếu hụt vitamin B12, việc bổ sung folate có thể làm giảm chứng thiếu máu nhưng sự thiếu hụt thần kinh không đảo ngược được, và thậm chí có thể nặng hơn nữa.)

Đối với phụ nữ mang thai, sự cho phép hàng ngày được khuyến nghị (RDA) là 600 mcg/ngày. Đối với phụ nữ có thai hoặc trẻ sơ sinh có khuyết tật ống thần kinh, liều khuyến nghị là 4000 mcg/ngày, bắt đầu từ 1 tháng trước khi thụ thai (nếu có thể) và tiếp tục thêm 3 tháng sau khi thụ thai.

Tổng hợp và sưu tầm bởi Okchances

 

Trả lời

error: Bài viết được bảo vệ!