Câu 1: Vai trò quan trọng của vitamin B2 là gì?
Trả lời:
Đối với người lớn
Vitamin B2 giúp hấp thu và làm tăng khả năng hoạt động của các loại vitamin khác như B6 và PP trong cơ thể. Bên cạnh đó, vitamin B2 còn giúp cơ thể giải phóng năng lượng, và bảo vệ các tế bào của hệ thần kinh. Thiếu vitamin B2, cơ thể sẽ có những biểu hiện như phát ban, đỏ giác mạc mắt, viêm loét miệng, lưỡi và khiến cơ thể nhạy cảm hơn với ánh sáng.
Đối với trẻ em
Vitamin B2 đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành bề mặt của lưỡi, mắt, ruột…
Ngoài ra, loại dưỡng chất này còn giúp chuyển hóa carbohydrate, protein và các chất béo trong cơ thể. Từ đó, cung cấp năng lượng cho sự hoạt động của trẻ.
Đối với phụ nữ mang thai
Trong thai kỳ, mẹ cần bổ sung nhiều vitamin B2 hơn bình thường. Vì loại dưỡng chất này có tác dụng rất tốt, trong việc ngăn chặn nguy cơ tiền sản giật. Khi mang thai, người mẹ sẽ thường xuyên gặp phải các vấn đề về da như ngứa ngáy, phát ban. Cung cấp cho cơ thể đủ lượng vitamin B2 cần thiết, sẽ giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu này.
Ngoài ra, B2 còn có tác dụng thúc đẩy quá trình bài tiết của tuyến sữa, giúp mẹ gọi sữa về một cách nhanh chóng sau khi sinh.
Câu 2: Thiếu vitamin B2 gây bệnh gì?
Trả lời:
Đỏ, ngứa mắt, dễ chảy nước mắt
Khi cơ thể thiếu hụt vitamin B2, mắt là nơi có triệu chứng đầu tiên và rõ ràng nhất. Đó là tình trạng viêm kết mạc, xung huyết mắt, viêm bờ mi hoặc loét vùng mi mắt. Người bệnh thường xuyên cảm thấy ngứa mắt, chảy nước mắt, nặng hơn thấy sợi gây rát mắt.
Nếu không khắc phục sớm các vấn đề về mắt cũng như bổ sung vitamin B2, mắt có thể gặp triệu chứng nặng như quáng gà, chảy máu võng mạc, phù gai thị,… dẫn đến mắt hoại tử.
Cơ thể mệt mỏi
Vitamin B2 tham gia vào quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng từ thực phẩm sang năng lượng cho tế bào sử dụng trong các hoạt động sống. Vì thế thiếu hụt vitamin B2 sẽ khiến tế bào không được cung cấp đủ năng lượng. Triệu chứng xuất hiện trên cơ thể là mệt mỏi, tinh thần căng thẳng, khó tập trung làm việc.
Rối loạn chức năng gan, ruột
Thiếu hụt vitamin B2 cũng là nguyên nhân gây ra những rối loạn chức năng gan, ruột với biểu hiện: xuất hiện các vết loét ngứa trên cơ thể, vết thương lâu lành,… Đặc biệt trên môi có xuất hiện các nốt đỏ, phù hoặc teo niêm mạc, lưỡi có quầng đỏ đau rát.
Rụng tóc, gãy tóc
Vitamin B2 có vai trò quan trọng trong quá trình sản sinh collagen và nuôi dưỡng tóc, vì thế thiếu hụt dưỡng chất này khiến tóc dễ bị rụng, gãy.
Da nhanh bị lão hóa
Vitamin B2 cũng tham gia vào quá trình sản sinh collagen cho da, vì thế khi cơ thể thiếu hụt vitamin này, da cũng nhanh bị lão hóa, xuất hiện nếp nhăn và các khuyết điểm khác. Vì thế trông bạn sẽ già đi nhanh hơn.
Thiếu máu
Thiếu vitamin B2 nghiêm trọng sẽ dẫn tới thiếu máu, khó thở, dễ bị hụt hơi, sức khỏe kém. Tình trạng này cũng khiến bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh lý tim mạch hơn.
Chậm phát triển ở trẻ
Trẻ em thiếu hụt vitamin B2 trong giai đoạn lớn sẽ bị biếng ăn, chậm phát triển, dễ mắc các bệnh về da.
Thiếu vitamin B2 gây mụn
Sự thiếu hụt vitamin nhóm B nói chung và vitamin B2 nói riêng được biết tới như nguyên nhân làm tình trạng mụn thêm trầm trọng. Bởi vitamin B là một vi chất chống oxy hóa, có thể cải thiện sự lưu thông trong máu và giúp da được thông thoáng.
Câu 3: Tại sao cơ thể thiếu vitamin B2?
Trả lời:
Nhu cầu của cơ thể với vitamin B2 liên hệ mật thiết với năng lượng đưa vào cơ thể dưới dạng thực phẩm bởi nó cần thiết cho chuyển hóa. Ngoài ra, nhu cầu vitamin B2 cũng phụ thuộc vào độ tuổi, các thời kỳ đặc biệt như cho con bú, dậy thì, mang thai,…
Nguyên nhân gây thiếu vitamin B2
Giảm hấp thu, bệnh tuyến giáp: Các rối loạn khiến cơ thể giảm hấp thu với vitamin B2 và nhiều dưỡng chất khác, thường gặp ở người cao tuổi, người bị tiêu chảy kéo dài.
Không cung cấp đủ từ thực phẩm: vitamin B2 có sẵn trong rất nhiều loại thực phẩm ăn hàng ngày, tuy nhiên việc sơ chế, bảo quản không đúng cách làm giảm lượng vitamin B2. Từ đó cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng chất này.
Nhu cầu cơ thể tăng ở những giai đoạn đặc biệt: Ở tuổi dậy thì, mang thai, cho con bú nhu cầu cơ thể với vitamin B2 cao hơn. Nếu không chú ý bổ sung tăng cường trong chế độ ăn hoặc thực phẩm hỗ trợ thì nguy cơthiếu vitamin B2rất cao.
Đối tượng giảm hấp thu vitamin B2: Người nghiện rượu, người nhiễm khuẩn lâu ngày, đái tháo đường, bệnh gan, bệnh tim, ung thư,… hoặc sử dụng thuốc tránh thai, thuốc probenecid,… cũng làm giảm khả năng hấp thu vitamin B2 của cơ thể.
Do mất nhiều vitamin này khi thẩm phân phúc mạc, thẩm phân thận nhân tạo.
Vitamin B2 (riboflavin) tan trong nước, đào thải nhanh qua thận và có thải theo phân cũng như khi thẩm phân màng bụng và lọc máu nhân tạo. Vitamin B2 đi qua nhau thai và đào thải theo sữa.
Ngoài ra Trẻ em có lượng bilirubin trong máu cao hay những người thiếu các vitamin nhóm B khác cũng là nguyên nhân gây thiếu vitamin B2.
Câu 4: Bổ sung khi cơ thể thiếu vitamin B2 như thế nào?
Trả lời:
Vitamin B2 có mặt trong mỗi tế bào của cơ thể người, tham gia vào quá trình chuyển hóa dưỡng chất trong thực phẩm thành năng lượng sử dụng. vitamin B2 cũng như các vitamin nhóm B khác có đặc điểm là: tan trong nước, cơ thể không tổng hợp được, không dự trữ được, lượng dư thừa sẽ đào thải ra ngoài qua nước tiểu.
Vì thế bắt buộc hàng ngày, con người cần bổ sung vitamin B2 từ thực phẩm hoặc bằng chế phẩm bổ sung. Tuy nhiên bổ sung vitamin B2 từ thực phẩm vẫn được khuyến khích là phương pháp lâu dài vừa đảm bảo sức khỏe, vừa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khác.
Mỗi đối tượng tùy theo độ tuổi, mức phát triển hoặc tình trạng sức khỏe, bệnh lý mà nhu cầu sử dụng vitamin B2 là khác nhau. Cụ thể như sau:
Trẻ em
Trẻ em cần lượng vitamin B2 hàng ngày theo khuyến cáo từng độ tuổi như sau:
– Trẻ sơ sinh nhỏ hơn 6 tháng tuổi: Bổ sung 300 mcg mỗi ngày.
– Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi: Bổ sung 400 mcg vitamin B2 mỗi ngày.
– Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Bổ sung 500 mcg vitamin B2 mỗi ngày.
– Trẻ từ 4 – 8 tuổi: Bổ sung 600 mcg vitamin B2 mỗi ngày.
Trẻ trai và nam trưởng thành
– Trẻ trai từ 9 – 13 tuổi: Cần bổ sung 900 mcg vitamin B2 mỗi ngày.
– Nam giới từ 14 tuổi trở lên: Bổ sung 1.2 mg mỗi ngày.
Trẻ gái và nữ trưởng thành
– Bé gái từ 9 – 13 tuổi: Bổ sung 900 mcg vitamin B2 mỗi ngày.
– Bé gái từ 14 – 18 tuổi: Bổ sung 1.0 mg vitamin B2 mỗi ngày.
– Nữ từ 19 tuổi trở lên: Bổ sung 1.1 mg vitamin B2 mỗi ngày.
Đối tượng đặc biệt khác
– Với phụ nữ mang thai, cần bổ sung: Bổ sung vitamin B2 mỗi ngày lớn hơn 1.4 mg.
– Phụ nữ cho con bú: Bổ sung vitamin B2 1.6 mg mỗi ngày.
Những đối tượng cần tăng cường bổ sung vitamin B2
Người nghiện rượu
Những người uống nhiều rượu, cơ thể giảm khả năng hấp thu vitamin B2 đến 50%. Vì thế những đối tượng này cũng cần bổ sung vitamin B2 lượng cao gấp 5 – 10 lần bình thường.
Bệnh nhân đang điều trị
Cơ thể sẽ giảm khả năng hấp thụ vitamin B2 trong trường hợp bệnh nhân đang dùng thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm hoặc sốt rét. Vì thế cần cung cấp lượng vitamin B2 nhiều hơn đảm bảo đủ cho cơ thể sử dụng.
Vận động viên tập luyện chuyên nghiệp
Những vận động viên thường phải tập luyện thể thao với tần suất cao, vì thế cơ thể cũng cần hoạt động, cần sử dụng nhiều năng lượng hơn người bình thường. Các đối tượng này sẽ cần cung cấp lượng vitamin B2 cao hơn khuyến cáo bình thường khoảng 15 lần, đặc biệt là nữ giới.
Những thực phẩm bổ sung vitamin B2 hiệu quả như: gan, trứng, cá, nấm, sữa chua, rau xanh, thịt đỏ, hạnh nhân, hạt mè, trái cây, rong biển, pho mai hữu cơ…
Câu 5: Làm thế nào để hấp thu thực phẩm bổ sung vitamin B2 tốt hơn?
Trả lời:
Không phải cứ ăn nhiều thực phẩm nhiều vitamin B2 là cơ thể hấp thụ được và sử dụng được, cần biết cách chế biến, bảo quản. Dựa theo tính chất, vitamin B2 rất dễ tan trong nước, vì thế trong chế độ ăn uống hàng ngày, dưỡng chất này dễ dàng tan trong dịch dạ dày và được hấp thu. Vì thế để hấp thu tốt vitamin B2 từ thực phẩm, nên lưu ý không ngâm quá lâu các thực phẩm này trong nước sau khi cắt thái.
Vitamin B2 cần thời gian dài để phân hủy dưới nhiệt độ, vì thế trong quá trình nấu nướng, tiệt trùng hay khử khuẩn thực phẩm, dưỡng chất này vẫn bền vững. Bạn không cần lo lắng việc nấu nướng nhiệt độ cao hay đông lạnh lưu trữ thực phẩm làm hao hụt lượng vitamin này.
Ngoài ra, vitamin B2 cũng nhạy cảm với ánh sáng, dễ bị biến đổi khi có ánh nắng mặt trời xúc tác. Theo một số nghiên cứu, những thực phẩm bổ sung vitamin B2 có thể bị hụt 25 – 50% lượng vitamin B2 dưới ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Vì thế hãy bảo quản những thực phẩm này ở nơi thoáng mát, không bị nắng chiếu trực tiếp, thoáng khí.
Có nhiều cách bổ sung vitamin B2 như:
- Đường uống: vitamin B2 thường dưới dạng viên nén liều cao, nên chia thành từng liều dùng kết hợp với thức ăn để tăng hấp thu.
- Đường tiêm: vitamin B2 tiêm bắp hoặc tĩnh mạch được chỉ định trong trường hợp không dùng được đường uống như: rối loạn tiêu hoá, kém hấp thu…
Dù bổ sung vitamin B2 theo cách nào, người bệnh cũng cần lưu ý tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng, uống không đúng thời điểm làm giảm hiệu quả.
Câu 6: Những ACE có nguy cơ thiếu vitamin B2?
Trả lời:
Những đối tượng sau cần lưu ý bổ sung tăng cường vitamin B2 từ thực phẩm hoặc chế phẩm dinh dưỡng:
Vận động viên
Vận động viên cần tập thể dục thường xuyên với cường độ cao, sử dụng nhiều vitamin B2 nên có nhu cầu dinh dưỡng này tăng lên. Nếu vẫn thực hiện chế độ ăn thông thường hoặc ăn chay (trừ các sản phẩm động vật) thì nguy cơ thiếu hụt vitamin B2 rất cao.
Phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ sơ sinh
Phụ nữ mang thai và cho con bú có nhu cầu vitamin B2 cao hơn bình thường bởi nó tham gia vào tổng hợp sữa mẹ và nuôi dưỡng thai. Vì thế cần tăng cường bổ sung vitamin B2 từ thực phẩm, thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe và thai nhi.
Những mẹ bầu bị rối loạn hấp thu vitamin B2 cần bổ sung tăng cường từ thuốc hoặc đường tiêm theo chỉ định của bác sĩ.
Người ăn chay, ít sử dụng sữa
Người ăn chay bỏ hoàn toàn thịt, sữa và các thực phẩm có nguồn gốc động vật làm giảm lượng vitamin B2 đáng kể cung cấp. Vì thế những đối tượng này đối mặt với nguy cơ cao bị thiếu hụt vitamin B2.
Trẻ sơ sinh mắc rối loạn thần kinh
Có một hội chứng rối loạn thần kinh Brown – Vialetto – Van Laere hiếm gặp bị thiếu hụt vitamin B2, dẫn đến các biến chứng như: bại liệt, điếc, khó thở,… Những trẻ này cần được phát hiện sớm và bổ sung vitamin B2 thường xuyên.
Câu 7: Các biện pháp chuẩn đoán bệnh thiếu vitamin B2?
Trả lời:
Có nhiều cách chuẩn đoán tuỳ theo mỗi cơ sở hay bác sĩ chỉ định khác nhau
Cách 1:
- Thử nghiệm liệu pháp điều trị
- Sự bài tiết của riboflavin trong nước tiểu
Các đặc trưng tổn thương của thiếu riboflavin là không đặc hiệu. Thiếu riboflavin nên được nghi ngờ nếu các dấu hiệu đặc trưng phát triển ở một bệnh nhân bị thiếu hụt các Vitamin B khác.
Chẩn đoán thiếu riboflavin có thể được xác nhận bằng một thử nghiệm liệu pháp điều trị hoặc xét nghiệm, thường bằng cách đo sự bài tiết của riboflavin trong nước tiểu.
Cách 2:
Muốn chẩn đoán chính xác cơ thể bạn có thiếu hụt vitamin B2 hay không cần phải tiến hành các xét nghiệm phân tích:
– Flavin hồng cầu.
– Glutathione Reductase hồng cầu.
– Nồng độ vitamin B2 trong nước tiểu.
Khi có kết quả từ các xét nghiệm, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp bổ sung và điều trị thiếu hụt vitamin B2 thông qua đường uống hoặc đường tiêm.
Câu 8: Các biện pháp điều trị bệnh thiếu vitamin B2?
Trả lời:
Cách 1: Riboflavin đường uống và các vitamin tan trong nước khác
Riboflavin từ 5 đến 10 mg uống một lần/ngày cho đến khi phục hồi. Các vitamin tan trong nước khác cũng cần được cung cấp.
Cách 2:
Bên cạnh việc bổ sung vitamin B2 từ thực phẩm, bạn có thể sử dụng thêm viên uống vitamin B2 hoặc vitamin B tổng hợp để cung cấp cho cơ thể. Nếu thiếu vitamin B2 trầm trọng, bác sĩ có thể cho bạn sử dụng vitamin B2 đường tiêm. Liều dùng vitamin B2 (riboflavin) cho người lớn:
- Liều thông thường cho người lớn để phòng ngừa thiếu hụt riboflavin: dùng 1-2 mg uống mỗi ngày.
- Liều thông thường cho người lớn để điều trị thiếu hụt riboflavin: dùng 30 mg chia thành nhiều liều uống mỗi ngày.
Liều dùng thông thường cho trẻ em (3 – 12 tuổi) bị thiếu hụt vitamin B2 (riboflavin): từ 3-10 mg mỗi ngày.
Vitamin B2 (riboflavin) có những dạng và hàm lượng sau:
- Viên nang 5 mg, 10 mg, 25 mg, 50 mg, 100 mg, 250 mg;
- Viên nén 5 mg, 10 mg, 25 mg, 50 mg, 100 mg, 250 mg;
- Dung dịch tiêm 5 mg/ml, 10 mg/ml.
Riboflavin là một vitamin tan trong nước, được coi là không độc và không có tác dụng phụ. Nên dùng riboflavin cùng với thức ăn, vì chỉ khoảng 15% vitamin B2 được hấp thu khi uống lúc đói. Vitamin B2 dư thừa được bài tiết qua nước tiểu, làm cho nước tiểu có màu vàng xanh huỳnh quang.
Còn cập nhật tiếp…
Sưu tầm và tổng hợp bởi Okchances