Câu 1: Vai trò quan trọng của vitamin C là gì?
Trả lời:
Các nghiên cứu y học cho thấy, vitamin C có vai trò quan trọng với sự hoạt động của xương, cơ bắp, mạch máu và các mô liên kết. Bổ sung đầy đủ loại vitamin này giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh do thiếu hụt vitamin C.
Vitamin C có nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể như:
- Hấp thu sắt: Vitamin C thúc đẩy quá trình hấp thu sắt đối với cơ thể, làm tăng lượng sắt hấp thu ở cả người lớn và trẻ nhỏ.
- Điều hòa nhịp tim: Các bệnh nhân trước khi được phẫu thuật có thể cho sử dụng vitamin C theo chỉ dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa rối loạn nhịp tim.
- Làm sạch đường tiêu hóa: Bệnh nhân trước khi thực hiện nội soi tiêu hóa cần được làm rỗng đường tiêu hóa. Có thể sử dụng dung dịch vitamin C cho việc này.
- Ngừa cháy nắng: Để ngăn ngừa cháy nắng và sạm da do nắng, có thể uống hoặc bôi vitamin E kết hợp vitamin C.
- Đề phòng nhiễm trùng hô hấp: Các đối tượng thường xuyên vận động mạnh như vận động viên, nông dân có thể sử dụng vitamin C để đề phòng nhiễm trùng đường hô hấp.
- Chống lão hóa: Vitamin C và E được xem là một dưỡng chất quan trọng giúp làm chậm quá trình lão hóa da. Vì thế các loại mỹ phẩm có chứa vitamin C, E rất được chị em tin dùng.
- Tăng sức mạnh cơ bắp: Vitamin C cần thiết cho hoạt động của cơ bắp. Vì thế bổ sung vitamin C vào chế độ ăn kiêng là một việc làm quan trọng giúp tăng hiệu quả vận động thể chất và tăng sức mạnh của cơ.
Ngoài các chức năng kể trên, vitamin C còn được chứng minh là giúp nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể, nhờ đó mà hỗ trợ điều trị một số bệnh như:
– Chứng rối loạn di truyền ở trẻ sơ sinh – Tyrosinemia: Nồng độ tyrosine trong máu quá cao là một trong những nguyên nhân gây nên hội chứng này. Cung cấp vitamin C thích hợp có thể cải thiện đáng kể nồng độ tyrosine trong máu.
– Mất thị lực ở tuổi già: Bệnh thoái hóa điểm vàng thường liên quan rất chặt chẽ đến tuổi tác. Có thể bổ sung kết hợp vitamin C, E, beta – carotene, kẽm để ngăn ngừa bệnh.
– Bệnh về máu: Vitamin C giúp làm bền thành mạch, ngăn ngừa xuất huyết, đặc biệt rất tốt trong điều trị bệnh thiếu máu tan huyết.
Có thể thấy, vitamin C giữ nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể. Nếu thiếu vitamin này, cơ thể sẽ có các dấu hiệu mệt mỏi, uể oải, xuất hiện các nốt xuất huyết dưới da, nặng có thể dẫn đến xuất huyết thành mạch.
Câu 2: Thiếu vitamin C gây ra bệnh gì? Biến chứng nếu có?
Trả lời:
Khi thiếu vitamin C sẽ có các triệu chứng như mệt mỏi, thở nông, da dẻ thô ráp, vết thương chậm lành và có những nốt xuất huyết. Hiện nay, tình trạng thiếu Vitamin C khá hiếm gặp. Thiếu vitamin C sẽ dẫn tới một số tác hại sau:
- Bệnh thiếu máu: Vitamin C giúp hấp thu sắt do đó thiếu vitamin C cơ thể không thể hấp thu đủ sắt và gây ra tình trạng thiếu máu.
- Vết thương chậm lành
- Bệnh loãng xương: người thiếu vitamin C có nguy cơ cao bị gãy xương, loãng xương, đặc biệt là phụ nữ và người cao tuổi
- Bệnh thoái hóa khớp:do vitamin C góp phần tham gia tổng hợp collagen.
- Bệnh tim mạch: Thiếu vitamin C có thể dẫn tới một số bệnh lý về tim mạch như thoát mạch, thành mạch kém bền ,…
- Bệnh Scorbut: Là một trong những căn bệnh điển hình khi cơ thể bị thiếu vitamin C. Các triệu chứng điển hình của bệnh Scorbut gồm có: viêm lợi, răng dễ rụng, sưng khớp, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da,…
- Ung thư: Khi thiếu vitamin C, cơ thể sẽ dễ bị tấn công bởi các gốc tự do và về lâu dài có thể dẫn tới một số bệnh ung thư.
Thiếu Vitamin C khiến thời gian hồi phục vết thương chậm hơn
Các biến chứng bệnh Thiếu vitamin C
- Biến chứng do thiếu vitamin C có thể gây bệnh scorbut, xuất huyết, thiếu máu, nhiễm trùng, loãng xương, trật khớp, trẻ còi cọc…
- Biến chứng do điều trị tuy không phổ biến nhưng độc tính do bổ sung quá mức có thể xảy ra. Khi vitamin C được bài tiết qua nước tiểu, tác dụng của nó đối với các chất chuyển hóa khác trong nước tiểu đã được khám phá. Đáng chú ý, vitamin C đã được chứng minh là làm tăng bài tiết oxalat ở thận và các tinh thể calci oxalat và hình thành sỏi sau đó.
Câu 3: Tại sao cơ thể thiếu vitamin C?
Trả lời:
Vì là hợp chất không tự tổng hợp được, nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu vitamin C là nguồn thực phẩm nạp vào cơ thể không cung cấp đủ lượng vitamin này.
Câu 4: Bổ sung khi cơ thể thiếu vitamin C như thế nào cho đúng?
Trả lời:
Khuyến cáo liều bổ sung vitamin C hàng ngày và tối đa/ngày:
Đối tượng | Liều khuyến cáo/ngày | Liều tối đa/ngày |
0 – 6 tháng tuổi | 40 mg | Chưa có định mức |
7 – 12 tháng tuổi | 50 mg | Chưa có định mức |
1 – 3 tuổi | 15 mg | 400 mg |
4 – 8 tuổi | 25 mg | 650 mg |
9 – 13 tuổi | 45 mg | 1200 mg |
14 – 18 tuổi | 65- 75 mg | 1800 mg |
Trên 19 tuổi | 75 – 90 mg | 2000 mg |
Vitamin C có nhiều trong các loại rau củ quả như đu đủ, cam, bưởi, dâu tây, ổi, bông cải xanh,…Vì vậy cần ăn phối hợp nhiều loại rau củ quả để bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Mức tiêu thụ rau quả cho người trưởng thành thường là 300g rau/người/ngày, quả là 100g/người/ngày, còn đối với trẻ em là khoảng 100-200g/trẻ/ngày. Nhiều trường hợp chế độ ăn không cung cấp đủ lượng vitamin C cần thiết, do đó nên uống thêm các loại thực phẩm chức năng chứa vitamin C.
Khi sử dụng các chế phẩm vitamin C, cần bổ sung đúng theo hướng dẫn: Nếu sử dụng viên nhai thì cần nhai hết trước khi nuốt, nếu sử dụng viên nén hoặc viên nang thì không nên đập nát hoặc nhai thuốc,…
Bổ sung phải đúng liều lượng. Vitamin có vai trò quan trọng đối với cơ thể, tuy nhiên nếu bổ sung quá mức dẫn đến thừa vitamin C có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu như: buồn nôn, tiêu chảy, tăng nguy cơ sỏi thận,…
Thừa Vitamin C gây nguy cơ tạo sỏi thận
Nếu đang dùng liều cao do thiếu hụt vitamin C đáng kể, không nên ngưng sử dụng đột ngột sẽ dẫn đến xuất huyết trên da, chảy máu nướu răng, cơ thể mệt mỏi,…
Nếu có xảy ra tình trạng bất thường sau khi sử dụng vitamin C, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra, xử lý kịp thời.
Câu 5: Làm thế nào để hấp thụ vitamin C được tốt hơn?
Trả lời:
Vitamin C có các dạng như: acid ascorbic, khoáng chất ascorbate (natri ascorbat, calci ascorbat, hoặc acid ascorbate với bioflavonoid. Để bổ sung vitamin C, thì lựa chọn acid ascorbic là một lựa chọn tốt nhất. Bởi vì, nó có mức độ khả dụng cao (có nghĩa là cơ thể sẽ hấp thụ một cách dễ dàng).
Các loại vitamin tổng hợp đều chứa một lượng acid ascorbic giúp bổ sung vitamin C và các loại dinh dưỡng khác cho cơ thể.
Trên thị trường hiện có nhiều chế phẩm cung cấp vitamin cho cơ thể, ở các dạng như:
– Viên nén uống: hàm lượng 100mg, 250mg, 500mg, 1000mg, 1500 mg.
– Viên nén nhai: 500mg, 1000mg, 1500mg.
– Viên nang uống: 500mg.
– Dạng thuốc lỏng để uống: 500mg/5ml.
– Dạng siro để uống: 500mg/ml.
– Dạng thuốc tiêm: 250mg/ml, 500mg/ml.
Liều dùng của các chế phẩm bổ sung vitamin được ghi trên bao bì, nên sử dụng theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Không sử dụng với hàm lượng nhỏ hoặc lớn hơn, thời gian kéo dài hơn hướng dẫn.
Uống nhiều nước khi dùng các chế phẩm bổ sung vitamin
Để đảm bảo cơ thể có thể nhận đủ lượng vitamin C từ chất bổ sung, hãy tìm những loại có thể cung cấp từ 45 đến 120 mg vitamin C và liều lượng còn phụ thuộc theo từng độ tuổi và giới tính.
Nên uống nhiều nước khi bổ sung vitamin C. Như đã biết, vitamin C tan tốt trong nước. Vì thế uống nhiều nước sẽ giúp quá trình hấp thu và đào thải vitamin C tốt hơn.
Thời gian tốt nhất để uống vitamin C là khi đói bụng. Điều đó, có nghĩa là nên uống vào buổi sáng, 30 phút trước khi ăn hoặc hai giờ sau bữa ăn, không nên bổ sung vitamin C vào ban đêm vì có thể dẫn đến mất ngủ.
Tốt nhất nên dùng vitamin C ở dạng thô, vì nhiệt và ánh sáng có thể phá hủy lượng vitamin trong thực phẩm. Nấu thức ăn giàu vitamin C trong thời gian dài ở nhiệt độ cao có thể làm vitamin C bị phân hủy. Ngoài ra, nấu trong nước cũng có thể làm cho vitamin ngấm vào chất lỏng và khi chất lỏng không được tiêu thụ, bạn có thể không nhận được vitamin C.
Xào hoặc chần là những cách tốt nhất để giữ lượng vitamin C ở mức tối đa. Ngoài ra, hãy cố gắng ăn trái cây chín vì chúng rất giàu vitamin C.
Các nguồn thực vật tự nhiên chủ yếu cung cấp vitamin C bao gồm trái cây họ cam quýt (như chanh, cam, bưởi,…), cà chua và các loại rau lá xanh (như rau bina, bông cải xanh). Các nguồn khác bao gồm các sản phẩm từ sữa, thận và gan của những động vật có khả năng tự sản xuất vitamin C.
Câu 6: Những trường hợp có nguy cơ thiếu vitamin C?
Trả lời:
Các yếu tố nguy cơ thiếu hụt Vitamin C bao gồm:
– Nghiện rượu
– Trẻ chỉ bú sữa bò
– Người cao niên chỉ uống trà và ăn kiêng bánh mì nướng
– Những người nghèo không đủ khả năng mua trái cây và rau quả
– Người hút thuốc
– Những người bị rối loạn ăn uống
– Bệnh tiểu đường loại 1 có nhu cầu vitamin C cao
– Những người bị rối loạn đường tiêu hóa như bệnh viêm ruột.
– Những người bị thừa sắt, dẫn đến lãng phí vitamin C qua thận
– Những người có chế độ ăn kiêng hạn chế, dị ứng thực phẩm
Câu 7: Thừa vitamin C gây ra bệnh gì/triệu chứng gì?
Trả lời:
Thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin C sẽ không dẫn đến bất kỳ nguy cơ về sức khỏe nào. Tuy nhiên, thừa vitamin C có thể gây ra tác có hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Nếu dùng vitamin C liều cao kéo dài, có thể gặp các tác dụng không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, loét dạ dày, tá tràng, đau đầu, mất ngủ, viêm bàng quang, tiêu chảy, tăng tạo sỏi thận, gây bệnh gút, giảm độ bền hồng cầu, cản trở hấp thụ vitamin A, B12 và có thể gây ra hiện tượng ức chế ngược nếu ngừng đột ngột,. Đặc biệt, phụ nữ mang thai dùng vitamin C ở liều cao trong thời gian dài có thể gây ra những nhu cầu bất thường ở thai nhi, từ đó dẫn đến bệnh scorbut sớm ở trẻ.
Cơ thể thường không hấp thụ tất cả vitamin C mà nó có được từ các chất bổ sung. Ví dụ, nếu một người bổ sung 30–180 mg vitamin C mỗi ngày, cơ thể họ sẽ hấp thụ khoảng 70–90% lượng này. Nếu một người dùng nhiều hơn 1 g vitamin C mỗi ngày, cơ thể sẽ hấp thụ ít hơn 50% lượng vitamin. Điều này làm giảm nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng. Phần dư thừa sẽ thải ra ngoài cơ thể theo đường nước tiểu.
Các loại trái cây họ cam đặc biệt giàu vitamin C
Câu 8: Cách phòng bệnh thiếu vitamin C?
Trả lời:
- Tự trang bị kiến thức cơ bản về vitamin C
- Quản lý tình trạng bệnh lý dẫn tới nguyên nhân thiếu vitamin C, cơ bản là yêu cầu sự tuân thủ và giáo dục của bệnh nhân.
- Bệnh nhân cần được tư vấn kiêng hút thuốc và hạn chế uống rượu nếu đó là các yếu tố gây thiếu vitamin C.
- Hướng dẫn và tư vấn về thói quen ăn uống hợp lý, bao gồm cả những loại thực phẩm giàu vitamin C, chẳng hạn như trái cây họ cam quýt, quả mọng và một số loại dưa, cũng như các loại rau như rau bina, ớt đỏ và xanh, cà chua, bắp cải, súp lơ. , bông cải xanh và cải Brussels.
- Nên cho trẻ ăn sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, và kéo dài tới ít nhất 2 tuổi, tiêm phòng đầy đủ.
- Hướng dẫn về chế độ ăn uống bổ sung vitamin C thích hợp cho người có nguy cơ thiếu cao.
Câu 9: Các biện pháp chuẩn đoán bệnh thiếu vitamin C?
Trả lời:
Chẩn đoán bắt đầu bằng việc đánh giá các yếu tố nguy cơ và khám sức khỏe.
– Soi da có thể được sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán, xác nhận ban xuất huyết dạng nang và lông xoắn. Bằng sinh thiết các khu vực bị ảnh hưởng cho thấy những phát hiện tương tự bằng mô bệnh học.
– Xét nghiệm huyết thanh tìm vitamin C trong huyết tương thấp (dưới 0,2 mg / dL) thường phù hợp với bệnh scorbut; tuy nhiên, như đã nêu ở trên, việc uống hoặc bổ sung vitamin C gần đây có thể làm tăng nồng độ trong huyết tương và không phản ánh tình trạng thiếu hụt kéo dài trước đó. Mức độ vitamin C trong bạch cầu chính xác hơn khi đánh giá các kho dự trữ vitamin C vì chúng ít bị ảnh hưởng bởi những thay đổi chế độ ăn uống cấp tính. Mức vitamin C trong bạch cầu là 0 mg / dL là dấu hiệu của bệnh scorbut tiềm ẩn. Từ 0 đến 7 mg / dL là phù hợp với sự thiếu hụt, và lớn hơn 15 mg / dl là đủ.
Ngoài việc đánh giá nồng độ vitamin C, cần tiến hành sàng lọc đồng thời các tình trạng thiếu hụt vitamin khác. Vì sự thiếu hụt chủ yếu liên quan đến việc ăn uống kém, những người bị ảnh hưởng cũng có thể hấp thụ kém các vitamin và khoáng chất thiết yếu khác. Vitamin B12, folate, canxi, kẽm và sắt rất thấp ở bệnh nhân này. Ngoài ra, vai trò của vitamin C trong việc hấp thụ sắt khiến những người bị bệnh còi dễ bị chảy máu hơn, và đặc biệt là tình trạng thiếu sắt, cần được đánh giá.
Các nghiên cứu hình ảnh cũng hỗ trợ trong trường hợp: Gãy xương, trật khớp, tiêu xương ổ răng
Viên uống Yarrow bổ sung vitamin C, Zinc Citrate, hạt nho trung hoà nhiều gốc tự do
Câu 10: Các biện pháp điều trị bệnh thiếu vitamin C?
Trả lời:
Bổ sung trực tiếp vitamin C là phương pháp điều trị chính, với tối đa 300 mg mỗi ngày cho trẻ em và 500 mg đến 1000 mg mỗi ngày cho người lớn. Thời điểm thay thế cuối cùng là một tháng hoặc sau khi giải quyết xong các di chứng lâm sàng.
Các phác đồ điều trị thay thế cho người lớn bao gồm một đến 2 g trong tối đa 3 ngày, sau đó là 500 mg mỗi ngày trong một tuần, tiếp theo là 100 mg mỗi ngày cho đến 3 tháng.
Ngoài việc bổ sung ngay lập tức, giáo dục bệnh nhân về điều chỉnh lối sống để đảm bảo uống đủ lượng và khuyến cáo ngừng sử dụng rượu và thuốc lá.
Trong trường hợp không thiếu, nhu cầu hàng ngày lên đến 45 mg mỗi ngày ở trẻ em, 90 mg mỗi ngày cho nam giới, 75 mg mỗi ngày cho phụ nữ và lên đến 120 mg mỗi ngày cho phụ nữ đang cho con bú.
Điều quan trọng là giải quyết triệt để nguyên nhân chính gây ra bệnh scorbut.
Sưu tầm, tổng hợp và biên soạn bởi Okchances