Ngày càng nhiều nghiên cứu khám phá ra mối nguy hại của một nhóm hóa chất nhân tạo được phát triển trong những năm 1930 có khả năng chống nước, nhiệt và dầu. Chúng được sử dụng trong sơn, vải bọc, đồ nấu nướng, thảm, bao bì, quần áo, mỹ phẩm, v.v. để làm cho sản phẩm chống dính, chống vết bẩn và chống thấm nước.
Nghiên cứu cho thấy chúng ta đang hít phải các hoá chất khiến con cái đối diện với nhiều nguy cơ bệnh tật. Một trong những tác động đến sức khỏe có liên quan đến các sản phẩm này chính là hạn chế khả năng sinh sản của con người, vốn gây khiếp sợ nhưng kỳ lạ là ít được thảo luận nhất.
Nghiên cứu mới cho thấy những hoá chất này – kể cả đơn và hợp chất polyfluoroalkyl (PFAS) – không chỉ gây ô nhiễm nguồn nước và thức ăn mà còn gây ô nhiễm cả không khí mà chúng ta đang hít thở.
Có hơn 4,700 hoá chất tổng hợp thuộc nhóm chất này với những đặc tính và ứng dụng khác nhau. Năm 1967, một vụ hỏa hoạn chết người đã xảy ra trên tàu sân bay USS Forrestal của Hải quân, khiến hơn 130 thủy thủ thiệt mạng. Không lâu sau đó, các nhà sản xuất đã phát triển hỗn hợp bọt chữa cháy PFAS và vẫn tiếp tục được sử dụng trong quân đội và một số sở cứu hỏa cho đến ngày nay.
PFOA và PFOS là những nhóm chất được nghiên cứu rộng rãi nhất của PFAS. Các chuyên gia ước tính rằng 98% dân số có lượng PFOA có thể phát hiện được trong máu của họ. Sự có mặt của chất này dẫn đến sự gia tăng của các chất cholesterol và acid uric, có thể gây nên sỏi thận và bệnh Gout.
Bởi vì chúng gần như không thể phân hủy và không dễ bị phân hủy, PFAS còn được gọi bằng cái tên “hóa chất vĩnh cửu”. Nhóm Công tác Môi trường (EWG) đã biểu thị mối nguy hại của chúng như sau:
“Ngày nay, hầu như toàn bộ người dân Mỹ, bao gồm cả trẻ sơ sinh, đều có PFAS trong máu, và trên 110 triệu người có thể uống phải nước có chứa các loại chất PFAS này. Một thứ đã từng được coi là “phép màu của nền hoá học hiện đại,” nay đã trở thành cơn khủng hoảng của quốc gia”.
PFAS ‘Hoá chất vĩnh viễn’ đang lan rộng và đe doạ sức khoẻ con người – InnerSelf.com
PFAS trong không khí có mối tương quan với các phép đo huyết thanh
Theo Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), khi con người hoặc động vật ăn thức ăn hoặc uống nước bị nhiễm PFAS, chất này có thể được hấp thụ và tích lũy trong cơ thể người. Bởi vì loại hoá chất này không dễ bị phân huỷ, nên nó cũng có thể trú ngụ trong cơ thể người trong một thời gian dài.
EPA cho biết mọi người tiếp xúc với PFAS thông qua bao bì thực phẩm có chứa các loại hoá chất, thiết bị được sử dụng trong suốt quá trình chế biến thực phẩm, cũng như đất và nguồn nước bị ô nhiễm vốn dùng để trồng trọt. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cũng đã phát hiện rằng PFAS còn có thể được hấp thụ từ không khí mà bạn đang hít thở như các hạt vỡ ra khỏi thảm, quần áo, các sản phẩm và các loại bụi bay lơ lửng trong không khí khác.
Một nghiên cứu mới nữa được công bố trên tạp chí Environmental Science and Technology Letters, đã tìm cách định lượng hàm lượng PFAS mà con người tiếp xúc, vì hầu hết mọi người thường dành 90% thời gian ở trong nhà.
Nhóm nghiên cứu từ trường Đại học Rhode Island và Viện Chính sách Khoa học Xanh đã kiểm tra 20 vị trí tại 17 địa điểm khác nhau, bao gồm nhiều lớp mẫu giáo, một cửa hàng áo quần bên ngoài, và các văn phòng. Tom Bruton, một nhà khoa học tiên phong của Khoa học Xanh cũng thuộc nhóm nghiên cứu này, đã nói rằng ô nhiễm không khí trong nhà là “một nguồn phơi nhiễm PFAS bị đánh giá thấp nhưng có hậu quả tiềm tàng”.
Phơi nhiễm với không khí có thể nguy hiểm hơn cho trẻ em
Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng các hoá chất bay hơi, đặc biệt là chất fluorotelomer alcohols (FTOH) đã lan rộng. Các phép đo trong một lớp mẫu giáo ở California cho thấy FTOH 6:2 có nồng độ từ 9 đến 600 ng m-3 (nanogram trên mét khối).
Điều thú vị là nồng độ trong không khí, thảm và bụi có mối quan hệ mật thiết với nhau. Điều này cho các nhà nghiên cứu thấy rằng PFAS từ thảm và bụi là nguồn chính tạo ra FTOH trong không khí. Họ xác định rằng hít thở không khí bị nhiễm FTOH là nguy cơ phơi nhiễm lớn nhất cho trẻ nhỏ.
Nghiên cứu đã tìm thấy mối tương quan giữa mức đo PFAS cao trong không khí ở những ngôi nhà trải thảm được xử lý bằng Scotchgard và hàm lượng chất này cũng được tìm thấy trong huyết thanh của người. Các nhà nghiên cứu gần đây đã đưa ra giả thuyết rằng trẻ mẫu giáo có thể tiếp xúc với nhiều hoá chất PFAS từ không khí bị ô nhiễm trong nhà hơn là từ đồ ăn hay thức uống mà trẻ sử dụng. Vào tháng 4 năm 2020, Quỹ bảo vệ môi trường (Environmental Defense Fund) đã báo cáo về 2 ấn phẩm của các nhà khoa học Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm, trong đó các nhà khoa học xác nhận rằng FTOH 6:2 có khả năng tích lũy sinh học và sự tích lũy sinh học lớn hơn nhiều cho dù chỉ mới phơi nhiễm với mức thấp.
Các nhà khoa học của FDA cũng phát hiện rằng con người đã đánh giá quá thấp độc tính và nguy cơ của nhóm hoá chất này. Ban đầu, các chuỗi ngắn của hóa chất PFAS đã được sản xuất với mục đích là chất thay thế an toàn, bao gồm cả FTOH 6:2. Tuy nhiên, từ kết quả nghiên cứu của FDA cho thấy rằng, chất FTOH 6:2 còn độc hơn, phần lớn là do các sản phẩm khi phân hủy cũng tích lũy sinh học.
EWG cũng báo cáo rằng chất FTOH 6:2 đã được chứng minh có khả năng làm hại đến hệ miễn dịch, tuyến giáp, tuyến vú cũng như gây ung thư ở động vật.
Những gã khổng lồ hoá chất đã biết trước về những mối nguy hiểm từ năm 2009
Chất PFAS đang thịnh hành nhất hiện nay được tìm thấy trong nghiên cứu gần đây là chất FTOH 6:2, thường thấy trong thuốc nhuộm, sáp tẩy sàn và bao bì thực phẩm. Vào ngày 12 tháng 5, tờ The Guardian đã công bố một cuộc điều tra cho thấy DuPont và Daikin, cả hai đều là gã khổng lồ trong lĩnh vực hoá học và cũng là những nhà sản xuất đã tạo ra hoá chất PFAS, họ vốn đã biết trước về mối nguy hại cho sức khoẻ của nhóm chất này con người từ năm 2009.
Tuy nhiên, họ đã giấu các nghiên cứu của công ty với FDA và công chúng. Tờ The Guardian đã tìm thấy những nghiên cứu này sau khi Quỹ Bảo vệ Môi trường và nhà nghiên cứu độc lập Maricel Maffini thu được chúng từ các công ty và FDA thông qua yêu cầu của Đạo luật Tự do Thông tin (FOIA).
Họ phát hiện rằng hãng Daikin đã giữ lại nghiên cứu hoàn thành vào năm 2009 cho thấy chất FTOH 6:2 gây độc cho gan và thận ở động vật thí nghiệm. Nghiên cứu của hãng DuPont đã hoàn thành từ năm 2012 nhưng họ không chia sẻ tài liệu này cho FDA hay với công chúng. Tài liệu cho thấy hoá chất được lưu lại trong các đối tượng động vật thí nghiệm lâu hơn nhiều so với dự đoán ban đầu.
Nhà nghiên cứu Maffini đã nói với phóng viên của tờ The Guardian, rằng nếu FDA đã biết về những dữ liệu đó, thì có lẽ cơ quan này sẽ không chấp thuận chất FTOH 6:2. Nhưng mãi đến năm 2020 thì FDA mới làm việc với các nhà sản xuất để tự nguyện rút chất FTOH 6:2 này ra khỏi bao bì thực phẩm, cũng như cho họ thời gian 5 năm để hoàn thành mục tiêu này.
Các tài liệu có được thông qua FOIA cho thấy rằng FDA đã biết về nghiên cứu ẩn của DuPont vào năm 2015. Nhà nghiên cứu độc lập Erika Schreder, giám đốc khoa học của Toxic-Free Future, đã kêu gọi những quy định điều chỉnh về vấn đề PFAS.
Không chỉ các nhà sản xuất vốn đã có được thông tin về chất FTOH 6:2. Năm 2008, DuPont đã đệ trình những nghiên cứu chứng minh động vật thí nghiệm bị tổn thương gan, răng lốm đốm, và suy thận. Tuy nhiên, FDA đã xác định mức phơi nhiễm đối với con người chỉ ở mức thấp. Mặc dù không có bằng chứng xác thực, họ xác nhận rằng các chuỗi ngắn PFAS không phải là chất tích lũy sinh học.
Tom Neltner, giám đốc chính sách hoá chất của Quỹ Bảo vệ Môi trường, tin rằng có một vài thiếu sót bên trong quy trình FDA phê duyệt loại hoá chất này bao gồm việc không đủ số liệu về an toàn cho thấy trước và cả không có hệ thống đánh giá lại sau khi những hoá chất này được đưa ra thị trường.
Mặc dù FDA đã bào chữa cho quy trình của họ, Neltner nói những vấn đề với chất FTOH 6:2 cho thấy quy trình này không hợp lý. Cũng giống như cách FDA đã làm trong quá khứ và vẫn tiếp tục như vậy cho đến thời điểm hiện tại. Neltner cho rằng, “Họ đã đưa ra những giả định hoàn toàn không chính xác và không thể bào chữa được”.
Số lượng tinh trùng sẽ về 0 vào năm 2045?
Một trong những mối quan tâm chính đối với PFAS chính là nó có khả năng phá hủy chức năng hormon của con người.
Nếu như các đánh giá của Shanna Swan là đúng, chúng ta sẽ phải đối mặt với một mối nguy cơ không có dân cư trên Trái Đất, và chất PFAS chính là nguyên nhân gây ra thảm hoạ này; Swan là một nhà dịch tễ học về môi trường và sinh sản của trường Y Icahn tại Mount Sinai ở New York.
Trong cuốn sách “Đếm ngược” của mình, cô đã mô tả sự tàn phá đối với khả năng sinh sản là do các hoá chất như PFAS gây rối loạn chức năng hormon. Swan là một thành viên của một nhóm nghiên cứu đã tiến hành một đánh giá có hệ thống và phân tích tổng hợp về số lượng tinh trùng từ năm 1973 đến năm 2011.
Họ phát hiện rằng đàn ông sống ở Bắc Mỹ, Australia, Châu Âu, và New Zealand đã giảm 60% tinh trùng. Từ những dự đoán của dữ liệu này, cô tin tưởng rằng số lượng tinh trùng ở nam giới trên thế giới sẽ đạt mức 0 trong vòng năm 2045. Trong cuốn sách, Swan và đồng tác giả cuốn sách Stacey Colino đã cảnh báo về sự phơi nhiễm hóa chất đang đe dọa đến khả năng sinh sản của con người.
Swan không phải là người đầu tiên phát hiện về tác hại đáng kể của PFAS lên sức khỏe sinh sản của con người. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nội tiết Lâm sàng & Chuyển hóa năm 2019 đã cho thấy sự tăng lên của nhóm chất này có mối tương quan thuận với việc “giảm chất lượng tinh dịch, thể tích tinh hoàn, chiều dài dương vật và khoảng cách giữa các cơ quan sinh dục”.
Các nhà khoa học đã kết luận rằng những hoá chất này có tác động đáng kể và can thiệp đối với các loại hormon, “có khả năng dẫn đến vô sinh ở nam giới.” Số lượng tinh trùng giảm phản ánh tỷ lệ sinh sản trên thế giới, từ 5.05 năm 1964 xuống còn 2.4 vào năm 2019.
Chúng ta uống, ăn và thở những hoá chất vĩnh viễn mà ở đâu cũng có
Ngày 31 tháng 7, 2020, FDA đã thông báo 3 công ty sẽ tự nguyện loại bỏ các chuỗi ngắn của các hóa chất PFAS được sử dụng trong bao bì thực phẩm. Chúng được tìm thấy trong giấy gói thức ăn nhanh, hộp đựng pizza, và hộp mang đi. Thông báo dựa trên tài liệu đánh giá của FDA ghi nhận rằng chất FTOH 6:2 tồn tại lâu hơn nhiều so với dự đoán.
Tuy nhiên, việc loại bỏ chất này có thể phải tốn nhiều năm. Khi công ty ngừng sản xuất, thì có thể cần thêm 18 tháng để bán ra hết các sản phẩm đã được sản xuất trước đó. Nói theo cách khác, nhà sản xuất có thể mất đến 4.5 năm để không sản xuất chất này nữa.
Nước máy và nước đóng chai là nguồn tiếp xúc với PFAS. Theo EWG, trong khi hầu hết thức uống đều qua kiểm định của các cơ quan quản trị, EPA đã không thêm chất này như một chất gây ô nhiễm mới trong hơn 20 năm. Tháng 7 năm 2019, Khối thịnh vượng chung Massachusetts đã đưa ra lời khuyên cho nước đóng chai từ Spring Hill Farm Dairy, được kiểm tra là dương tính với PFAS.
Tháng 5 năm 2015, 205 nhà khoa học từ 38 quốc gia đã ký một bản đồng thuận được gọi là Tuyên bố Madrid. Họ tập trung vào PFAS, cảnh báo về tác hại tiềm tàng của nó bao gồm nhiễm độc gan, tác động bất lợi đến hành vi thần kinh, suy giáp và béo phì.
Cẩn thận với chất PFAS trong đồ gia dụng
Các nhà khoa học đã kiến nghị nên tránh tất cả các loại sản phẩm có chứa PFAS. Bạn có thể tìm thấy những mẹo bổ ích trên “Hướng dẫn tránh PFCS” của EWG. Trước đây, tôi cũng thường khuyến cáo nên tránh:
- Tẩy vết bẩn trên quần áo, đồ nội thất và thảm.
- Các sản phẩm sử dụng hóa chất chống cháy, bao gồm đồ nội thất, thảm, nệm và đồ dùng trẻ em trong quá trình sản xuất.
- Thức ăn nhanh, bỏng ngô bằng lò vi sóng, nước máy chưa lọc và thực phẩm.
- Dụng cụ nấu nướng không dính và dụng cụ nhà bếp đã qua sử dụng.
- Các sản phẩm chăm sóc cá nhân có chứa thành phần PTFE hoặc “fluoro” hoặc “perfluoro” như chỉ nha khoa Oral-B Glide.
Kiên Tín biên dịch
Sưu tầm bởi Okchances