Axit amin thiết yếu: Định nghĩa, vai trò, phân loại và nguồn thực phẩm

Axit amin là những hợp chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng, tổng hợp protein, hormone và chất dẫn truyền thần kinh. Axit amin có nhiều trong thịt nạc, trứng, đậu,… do đó bạn có thể bổ sung thông qua chế độ ăn uống hàng ngày.

I. Axit amin thiết yếu là gì?

Axit amin bao gồm các hợp chất hữu cơ như: Oxy, nitơ, cacbon, hidro, 1 nhóm chuỗi luôn thay đổi. Axit amin được phân loại thành axit amin thiết yếu, cần thiết có điều kiện và không cần thiết tùy thuộc vào một số yếu tố

Axit amin có tác dụng (Vai trò):

Cải thiện chức năng gan

Các axit amin chuỗi nhánh có thể giúp cải thiện chức năng gan ở những người có chức năng não kém do suy giảm chức năng gan.

Cải thiện giấc ngủ và tâm trạng

Trytophan là axit amin cần thiết để sản xuất serotonin giúp dẫn truyền thần kinh, giúp điều chỉnh tâm trạng, giấc ngủ và hành vi.

Khi thiếu axit amin khiến nồng độ serotonin giảm thấp gây nên chán nản và mất ngủ. Việc bổ sung Trytophan giúp giảm các triệu chứng trầm cảm, cải thiện giấc ngủ và tâm trạng.

Phục hồi, giảm đau nhức cơ

Các axit amin có thể ngăn chặn phân hủy của cơ bắp và bảo tồn lượng cơ. Bổ sung axit amin được chứng minh có hiệu quả duy trì lượng nạc ở người cao tuổi và vận động viên.

Ngăn hiện tượng mất cơ

Mất cơ là tác dụng phụ khi bệnh nhân điều trị tại giường quá lâu, đặc biệt thường thấy ở người cao tuổi. Bổ sung axit amin có thể giúp phục hồi cơ, ngăn chặn tình trạng mất cơ.

Thúc đẩy quá trình giảm cân

Nghiên cứu thực hiện trên người và động vật đã cho thấy các axit amin có hiệu quả lớn trong việc giảm cân. Bổ sung các axit amin chuỗi nhánh giúp giảm tỷ lệ chất béo trong cơ thể.

Nâng cao hiệu suất chơi thể thao

3 axit amin chuỗi nhánh giúp giảm mệt mỏi, cải thiện hiệu suất, giảm đau nhức và còn giúp phục hồi cơ bắp khi tập thể thao.

Việc dùng 4g Leucine vào mỗi ngày trong 12 tuần sẽ tăng cường sức mạnh cơ bắp, đem lại những lợi ích nhất định cho việc tăng cường sức khỏe cơ.

II. Phân loại và nguồn thực phẩm

Cơ thể của 1 người trưởng thành cần 20 loại axit amin khác nhau để phát triển và hoạt động bình thường. Mặc dù tất cả 20 loại axit này đều quan trọng đối với sức khỏe, tuy nhiên chỉ có 9 axit amin được phân loại là cần thiết, bao gồm:

1. Lysine

Tổ chức Dinh dưỡng Hoa Kỳ khuyến nghị trên mỗi kilôgam trọng lượng cơ thể cần cung cấp 38 mg Lysine hàng ngày. Lysine đóng vai trò quan trọng trong các quá trình sau đây:

  • Tổng hợp protein và xây dựng cơ bắp;
  • Hấp thu canxi giúp duy trì sức mạnh của xương, hỗ trợ phục hồi sau chấn thương hoặc phẫu thuật;
  • Điều chỉnh hormone;
  • Tạo enzyme và kháng thể có tác dụng chống vi-rút, tăng cường chức năng hệ miễn dịch;
  • Cung cấp năng lượng cho cơ thể;
  • Sản xuất collagen và elastin.

Mặc dù không có nhiều nghiên cứu về hậu quả của việc thiếu Lysine đối với con người, nhưng một nghiên cứu trên loài chuột chỉ ra rằng thiếu loại axit amin thiết yếu này có thể dẫn đến cảm giác lo lắng do quá căng thẳng.

  • Lysine có nhiều trong phô mai, khoai tây, sữa, trứng, thịt đỏ, các sản phẩm men.

2. Histidine

Hàm lượng Histidine cần thiết: 14 mg/1 kg/ngày.

Histidine tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển các tế bào máu, cũng như giúp tái tạo các mô. Loại axit amin thiết yếu này cũng có tác dụng duy trì lớp bảo vệ đặc biệt bao phủ các tế bào thần kinh, được gọi là vỏ myelin.

Cơ thể chuyển hóa Histidine thành histamine – một chất dẫn truyền thần kinh rất quan trọng đối với:

  • Khả năng phản ứng miễn dịch;
  • Sức khỏe sinh sản và tình dục;
  • Chu kỳ thức – ngủ sinh học;
  • Chức năng hệ tiêu hóa.

Kết quả của một nghiên cứu trên những phụ nữ mắc bệnh béo phì và hội chứng chuyển hóa cho thấy việc bổ sung Histidine có thể làm giảm chỉ số BMI và tình trạng kháng insulin của họ. Thiếu hụt Histidine gây nguy cơ thiếu máu, đặc biệt là ở những người bị viêm khớp và bệnh thận.

  • Histidine có nhiều trong thịt, sữa, cá, gạo, bột mì.

Thiếu hụt Histidine gây nguy cơ thiếu máu

3. Threonine

Hàm lượng Threonine cần thiết: 20 mg/1 kg/ngày.

Bổ sung axit amin Threonine rất cần thiết cho làn da săn chắc và hàm răng khỏe mạnh. Loại axit amin thiết yếu này là một thành phần chính của các protein cấu trúc như collagen và elastin, có trong men răng, da và các mô liên kết. Threonine còn giúp hỗ trợ chuyển hóa chất béo và chức năng miễn dịch, có thể ích lợi cho những người mắc chứng khó tiêu, lo lắng và trầm cảm nhẹ.

Một nghiên cứu vào năm 2018 cho thấy sự thiếu hụt Threonine ở loài cá khiến chúng có sức đề kháng với bệnh tật thấp hơn.

  • Threonine có nhiều trong thịt, cá, trứng. Những người ăn chay có thể bổ sung từ sữa đã tách kem, gạo tấm, đậu tươi, lạc, hạt điều (nhưng hàm lượng trong các nguồn này rất thấp, nên buộc phải dùng sinh tố bổ sung).

4. Methionin

Hàm lượng Methionine (+ axit amin cysteine ​​không thiết yếu) cần thiết: 19 mg/1 kg/ngày.

Methionine và các axit amin cysteine ​​không thiết yếu chịu trách nhiệm cho độ chắc khỏe và tính đàn hồi của da, tóc và móng. Bổ sung axit amin này cũng rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất và giải độc, cụ thể Methionine có công dụng:

  • Giúp phát triển mô;
  • Hấp thụ các khoáng chất quan trọng là kẽm và selen;
  • Loại bỏ các kim loại nặng, như chì và thủy ngân.
  • Methionine có nhiều trong thịt, cá, đậu đỗ tươi, trứng, đậu lăng, hành, sữa chua, các loại hạt.

5. Valine

Hàm lượng Valine cần thiết: 24 mg/1 kg/ngày.

Valine là một trong ba chuỗi axit amin phân nhánh, cùng với Leucine và Isoleucine. Valine có chức năng:

  • Kích thích tăng trưởng và tái tạo cơ bắp;
  • Hỗ trợ phối hợp vận động giữa các cơ;
  • Tham gia vào quá trình sản sinh năng lượng;
  • Giúp tập trung tinh thần, kiểm soát cảm xúc.

Thiếu hụt loại axit amin thiết yếu này có thể gây mất ngủ và sa sút tinh thần.

  • Valine có nhiều trong sữa, thịt, ngũ cốc, nấm, đậu tương và lạc.

Thiếu hụt Valine có thể gây mất ngủ và sa sút tinh thần

6. Leucine

Hàm lượng Leucine cần thiết: 42 mg/1 kg/ngày.

Tương tự như Valine, Leucine cũng là chuỗi axit amin phân nhánh rất cần thiết cho quá trình tổng hợp protein, bổ sung axit amin Leucine có công dụng:

  • Hỗ trợ tái tạo mô cơ và phát triển xương;
  • Điều chỉnh lượng đường trong máu;
  • Kích thích chữa lành vết thương;
  • Sản xuất hormone tăng trưởng.

Thiếu hụt Leucine có thể dẫn đến tình trạng phát ban ở da, rụng tóc và mệt mỏi.

  • Leucine có nhiều trong đậu tương, đậu lăng, lòng đỏ trứng, hạnh nhân, cá, lạc, tôm.

7. Isoleucine

Hàm lượng Isoleucine cần thiết: 19 mg/1 kg/ngày.

Isoleucine là thành tố cuối cùng trong ba chuỗi axit amin phân nhánh, chủ yếu tồn tại trong mô cơ và đảm nhiệm vai trò:

  • Giúp chữa lành vết thương;
  • Tăng miễn dịch và quá trình trao đổi chất ở cơ bắp;
  • Điều chỉnh lượng đường trong máu;
  • Sản xuất hormone và huyết sắc tố;
  • Điều tiết mức năng lượng.

Người lớn tuổi có nguy cơ bị thiếu Isoleucine nhiều hơn so với thanh niên trưởng thành. Chính sự thiếu hụt này là nguyên nhân của chứng teo cơ và run rẩy ở người già.

  • Isoleucine có nhiều trong thịt gà, cá, hạnh nhân, hạt điều, trứng, gan, đậu lăng và thịt bò.

8. Phenylalanine

Hàm lượng Phenylalanine (+ tyrosine axit amin không thiết yếu) cần thiết: 33 mg/1 kg/ngày.

Phenylalanine là tiền tố của các chất dẫn truyền thần kinh, bao gồm tyrosine, dopamine, epinephrine và norepinephrine. Loại axit amin thiết yếu này đóng vai trò không thể thiếu trong cấu trúc và chức năng của protein và enzyme, sản xuất và giúp cơ thể sử dụng các axit amin khác. Trong khi đó, tyrosine – chất được chuyển hóa từ Phenylalanine, rất cần thiết cho một số chức năng não cụ thể.

Mặc dù hiếm gặp tình trạng thiếu hụt Phenylalanine, nhưng nếu có sẽ dẫn đến kém tăng cân ở trẻ sơ sinh và gây ra bệnh chàm, mệt mỏi cũng như các vấn đề về trí nhớ ở người lớn.

Phenylalanine axit amin có trong thực phẩm nào? Phenylalanine thường có trong chất làm ngọt nhân tạo aspartame, được các nhà sản xuất sử dụng để làm soda ăn kiêng. Liều lớn aspartame có thể làm tăng nồng độ Phenylalanine trong não và gây cảm giác lo lắng, bồn chồn, ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Một hội chứng rối loạn di truyền hiếm gặp, được gọi là bệnh Phenylketone niệu (PKU), khiến người mắc không thể chuyển hóa Phenylalanine. Do đó, những đối tượng này cần biết Phenylalanine axit amin có trong thực phẩm nào để tránh tiêu thụ quá nhiều.

  • Phenylalanine có nhiều trong sữa, hạnh nhân, bơ, lạc, các hạt vừng.

Thiếu Phenylalanine gây ra mệt mỏi

9. Tryptophan

Hàm lượng Tryptophan cần thiết: 5 mg/1 kg/ngày.

Tryptophan rất cần thiết cho quá trình tăng trưởng đúng mức ở trẻ sơ sinh, giúp duy trì cân bằng nitơ và là tiền chất của serotonin và melatonin, trong đó:

  • Serotonin: Là một chất dẫn truyền thần kinh điều chỉnh sự thèm ăn, giấc ngủ, tâm trạng và cảm giác đau đớn;
  • Melatonin: Cũng có tác dụng điều hòa giấc ngủ.

Tryptophan được xem như một loại thuốc an thần và là thành phần trong các dược phẩm hỗ trợ giấc ngủ. Nghiên cứu trên những người phụ nữ khỏe mạnh cho thấy việc bổ sung axit amin Tryptophan có khả năng giúp họ cảm thấy phấn chấn hơn cũng như kiểm soát tốt cảm xúc.

Thiếu hụt tryptophan có thể gây ra bệnh pellagra (tổn thương da vùng hở), nguy cơ mất trí nhớ, phát ban trên da và các vấn đề tiêu hóa.

  • Tryptophan có nhiều trong chuối, đậu phộng, hạt sen, gạo, thịt gà tây, bí đỏ (bí đỏ chứa một lượng tryptophan rất dồi dào)

Tổng hợp và biên soạn bởi Okchances

Trả lời

error: Bài viết được bảo vệ!