Hỏi đáp Về Vitamin B7 (Biotin)

Câu 1: Vai trò quan trọng của vitamin B7?

Trả lời:

  • Hỗ trợ trao đổi chất

Vitamin B7 cũng như các vitamin nhóm B khác đều đóng vai trò hỗ trợ quá trình trao đổi chất và chuyển hóa các chất trong cơ thể. Nó là chất xúc tác cho một số phản ứng chuyển hóa protein, lipit và đường để cung cấp năng lượng cho cơ thể.

  • Làm đẹp da

Vitamin này là một trong những thành phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của da, tóc và các bộ phần có lớp sừng trên cơ thể. Biotin có tác dụng giúp tái tạo làn da sau khi trải qua thời gian suy yếu sức khỏe hay tiếp xúc với nguồn ô nhiễm. Thiếu vitamin B7 cũng có thể là nguyên nhân của hiện tượng rụng tóc nhiều, đầu xuất hiện nhiều gàu.

  • Nuôi dưỡng và bảo trì các mô

Bổ sung biotin đầy đủ sẽ giúp các mô trong cơ thể được nuôi dưỡng và duy trì sự hoạt động ổn định. Khi có tổn thương, các mô cũng sẽ nhanh chóng được sửa chữa và trở nên khỏe mạnh hơn. Vitamin B7 cũng đóng vai trò đảm bảo sự hoạt động ổn định của các mô ở hệ thần kinh, giúp tủy xương phát triển tốt.

  • Bảo vệ tim mạch

Cũng tương tự những vitamin nhóm B khác, vitamin B7 có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp… Không chỉ vậy, vitamin này cũng đóng vai trò hỗ trợ cho sự hoạt động của tim, giúp tim hoạt động ổn định và bảo vệ tim khỏi những nguy cơ bệnh tật.

  • Kiểm soát đường trong máu

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng biotin hợp lý sẽ giúp duy trì lượng đường thích hợp trong máu. Vitamin B7 giúp cơ thể xử lý bớt lượng đường, điều chỉnh nồng độ insulin giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

  • Giảm cân

Vitamin B7 cũng rất hữu ích trong việc giảm cân, giữ dáng, giúp cơ thể loại bỏ bớt lượng mỡ thừa. Những bệnh nhân béo phì thường được bác sĩ kê thêm các loại thuốc hay thực phẩm chứa nhiều vitamin này.

Câu 2: Thiếu vitamin B7 gây ra bệnh gì?

Trả lời:

Sự thiếu hụt biotin không phổ biến như những sự thiếu hụt khác. Do đó, các triệu chứng thiếu biotin thường bị bỏ qua, hoặc nhầm lẫn với các tình trạng bệnh khác. Dưới đây là một vài triệu chứng của bệnh:

  • Da khô hoặc có vảy
  • Khô mắt
  • Tóc mỏng
  • Rụng tóc
  • Mệt mỏi
  • Mất ngủ hoặc khó ngủ
  • Ăn không ngon miệng
  • Buồn nôn
  • Phiền muộn
  • Cảm giác bỏng rát hoặc kim châm ở bàn tay và bàn chân
  • Đau cơ
  • Thay đổi trong đường ruột (đau bụng thường xuyên)
  • Nứt ở khóe miệng
  • Co giật
  • Đi lại khó khăn
  • Da có vảy phát ban quanh mắt, mũi, miệng
  • Móng tay dễ gãy

Tóc xơ rối khi thiếu vitamin B7

Tóc xơ rối khi thiếu vitamin B7

Câu 3: Nguyên nhân vì đâu cơ thể thiếu vitamin B7?

Trả lời:

Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn thực phẩm bạn ăn chưa đủ cung cấp loại vitamin này cho cơ thể và thường khá hiếm cho trường hợp thiếu vitamin này.

Câu 4: Bổ sung khi cơ thể thiếu vitamin B7 (Biotin) như thế nào?

Trả lời:

Một số loại thực phẩm giàu Vitamin B7 mà ai cũng cần biết là:

  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt

Các loại quả, hạt là nguồn cung cấp lượng lớn biotin tự nhiên có thể kể đến như: hạnh nhân, óc chó, đậu nành, đậu xanh,… Được biết trong 30g nhân hạt óc chó,lượng vitamin B7 lên đến 5,7 mcg.

  • Lòng đỏ trứng

Lòng đỏ trứng là thực phẩm chứa nhiều biotin và các chất dinh dưỡng khác . Một lòng đỏ trứng cung cấp cho cơ thể 10 mcg biotin, đây là nguồn cung cấp lượng lớn vitamin vừa an toàn, giá rẻ và dễ tìm. Tuy nhiên, luôn phải nấu chín lòng đỏ trứng trước khi ăn, vì trong trứng sống, đặc biệt là  lòng trắng trứng có chứa avidin là một loại protein ngăn chặn sự hấp thu biotin trong cơ thể.

  • Cá hồi

Một phần cá hồi 85g có chứa 5 mcg vitamin B7, ngoài ra đây còn là thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng, cung cấp một lượng lớn axit béo omega-3 rất tốt cho sức khỏe.

  • Súp lơ

Trong 20g súp lơ sống có chứa tới 17 mcg vitamin B7,  súp lơ là nguồn cung cấp biotin lý tưởng cho cơ thể vì đây là một loại thực phẩm rẻ, dễ tìm cũng như chế biến đơn giản. Bên cạnh đó, những chất xơ và khoáng chất có trong súp lơ rất tốt cho người sử dụng.

  •  Các sản phẩm từ sữa

Đa số các sản phẩm từ sữa đều chứa một lượng lớn biotin. Một cốc sữa có chứa 0,3 mcg vitamin B7, đây là cách bổ sung lượng biotin cần thiết cho cơ thể một cách dễ dàng và hiệu quả, không cần chế biến cầu kỳ và mất thời gian.

  • Nội tạng động vật (gan, thận,…)

Một lượng lớn biotin được tích trữ trong gan cũng như nội tạng của các động vật, do đó các món ăn được chế biến từ gan, thận là một nguồn cung cấp vitamin B7 dồi dào. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng; lượng biotin có trong nội tạng nhiều hơn ở thịt động vật.

Câu 5: Cách hấp thu thực phẩm bổ sung vitamin B7 tốt hơn?

Trả lời:

Theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị, lượng vitamin B7 cần bổ sung hàng ngày theo từng đối tượng như sau:

  • Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi: 5 mcg/ngày
  • Trẻ từ 7 tháng – 3 tuổi: 6 – 8 mcg/ngày.
  • Trẻ từ 4 – 13 tuổi: 12 – 20 mcg/ngày
  • Thanh thiếu niên: 25 mcg/ngày
  • Người trưởng thành và phụ nữ có thai: 30 mcg/ngày
  • Bà mẹ cho con bú: 35 mg/ngày

Chỉ cần nắm vững các loại thực phẩm có chứa biotin và cung cấp qua chế độ dinh dưỡng là đủ bởi lượng vitamin B7 cần mỗi ngày chỉ có 30 mcg để tránh hiện tượng thừa vitamin gây ra nhiều bệnh khác.

Câu 6: Những trường hợp nguy cơ thiếu vitamin B7?

Trả lời:

  • Phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
  • Bệnh nhân phải ăn thức ăn truyền qua ống trong thời gian dài.
  • Người bị suy dinh dưỡng.
  • Người giảm cân trong thời gian ngắn.
  • Thiếu vitamin do di truyền.
  • Người nghiện thuốc lá.
  • Người mắc bệnh tiểu đường.
  • Người thường ăn trứng gia cầm sống.

Những đối tượng này cần được bổ sung vitamin B7 để đảm bảo sức khỏe. Riêng trường hợp bị suy dinh dưỡng thì cần bổ sung đầy đủ tất cả các loại vitamin mà cơ thể còn thiếu. Hiện nay, vitamin nhóm B cũng đã được bổ sung vào chế độ dinh dưỡng khuyến cáo dành cho bà bầu.

Câu 7: Các biện pháp chuẩn đoán bệnh thiếu vitamin B7?

Trả lời:

Hiện nay chưa có loại xét nghiệm nào phát hiện chính xác bạn bị thiếu vitamin B7. Tất cả đều được chẩn đoán thông qua những biểu hiện của cơ thể, mà cụ thể là tóc, móng tay móng chân và một số yếu tố khác

Câu 8: Các biện pháp điều trị khi thiếu vitamin B7?

Trả lời:

Tin tốt là sự thiếu hụt biotin có thể điều trị được. Khi bạn đã được chẩn đoán là thiếu biotin, tùy theo nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn. Có 2 cách để điều trị thiếu biotin: thay đổi chế độ ăn uống và dùng thuốc bổ sung biotin.

Nếu nguyên nhân thiếu biotin là do các vấn đề về chế độ ăn uống, bạn có thể thay đổi những gì bạn ăn để bổ sung đủ biotin. Thông thường, một người lớn nên ăn 30 microgam (mcg) biotin mỗi ngày. Trẻ em nên ăn 5 mcg mỗi ngày. Và phụ nữ có thai, cho con bú nên ăn 35 mcg mỗi ngày. Với lượng biotin yêu cầu hàng ngày như trên, có thể thấy không khó để đạt được. Bởi vì nhiều loại thực phẩm thông thường vẫn chứa một lượng lớn biotin.

Tuy nhiên, quá trình chế biến thực phẩm có thể phá hủy đi 1 phần biotin. Do đó, nếu được, hãy tiêu thụ chúng ở dạng nguyên chất, chưa qua chế biến để nhận được lượng vitamin cao nhất. Thông thường, việc tiêu thụ thức ăn hằng ngày đã đủ cung cấp lượng biotin cần thiết cho cơ thể. Nếu bạn vẫn muốn dùng thực phẩm bổ sung biotin, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Những người bị rối loạn biotinidase sẽ được kê đơn bổ sung biotin để ngăn chặn các triệu chứng thiếu biotin, và thường sẽ cần bổ sung lâu dài. Biotin có sẵn trong cả vitamin tổng hợp và các chất bổ sung riêng lẻ. Các chất bổ sung thường chứa ba mức nồng độ biotin: 10, 50 và 100 mcg.

Câu 9: Thừa Biotin gây ra bệnh gì?

Trả lời:

Dấu hiệu cơ thể thừa biotin

  • Nổi mụn, da mẩn đỏ

Quá nhiều biotin có thể gây ra tình trạng mụn nang phát triển dọc theo cằm và xương hàm. Điều này xảy ra là do quá trình hấp thụ vitamin của cơ thể. Cả hai loại biotin (Vitamin B7) và axit pantothenic (vitamin B5) đều được hấp thụ qua hệ thống đường tiêu hóa bằng cùng một loại thụ thể.

Vì vậy, khi cơ thể thừa biotin, lượng vitamin B5 được hấp thụ sẽ giảm đi. Vitamin B5 là chất tăng cường cho lớp biểu bì, giúp chống lại mụn trứng cá. Càng ít vitamin B5 trong cơ thể, bạn càng dễ bị mụn trứng cá.

Mặc dù dấu hiệu này không quá nguy hiểm, nhưng nó lại ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và sự tự tin của bạn. Ngoài mụn nang, một số triệu chứng khác có thể là mụn đầu trắng, mụn đầu đen, sần da và tổn thương nang.

  • Đau dạ dày

Cơ thể thừa Biotin có thể khiến bạn bị đau dạ dày. Cụ thể, bạn sẽ cảm thấy buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy. Đây cũng có thể là tác dụng phụ của thuốc bổ sung vitamin B7. Nhưng đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang phản ứng tiêu cực với biotin. Do vậy, khi gặp những dấu hiệu này, hãy trao đổi với bác sĩ của bạn ngay nhé.

  • Phát ban ở da

Phát ban ở da là một dấu hiệu điển hình khi cơ thể thừa Biotin do dùng thuốc. Hệ thống miễn dịch có thể phản ứng lại với Biotin, gây ảnh hưởng đến các mạch máu, dẫn đến tình trạng phát ban nghiêm trọng. Những đợt phát ban có thể là do một phản ứng dị ứng với vitamin, hoặc cũng có thể là do liều Biotin được đưa vào cơ thể quá lớn.

Để giải quyết tình trạng này, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ để điều chỉnh liều lượng Biotin, giúp cơ thể bạn làm quen dần dần trước khi sử dụng vitamin thường xuyên hơn.

  • Dị ứng

Cơ thể thừa Biotin do dùng thuốc có thể gây ra các phản ứng dị ứng, bao gồm buồn nôn, phát ban hoặc sưng cổ họng và mặt. Mặc dù có thể kiểm soát được, các phản ứng dị ứng có thể trở nên rất nguy hiểm nếu không được giải quyết kịp thời.

Để tránh điều này, bạn nên ngừng sử dụng biotin với liều lượng lớn để xem cơ thể bạn phản ứng như thế nào. Bạn cũng có thể tiến hành các kiểm tra để xem bạn có xu hướng dị ứng với biotin trước khi sử dụng hay không.

Một số các dấu hiệu khác khi cơ thể thừa Biotin

– Đi tiểu thường xuyên: Biotin dư thừa trong cơ thể có thể khiến bạn phải đi tiểu nhiều lần hơn. Nó cũng khiến bạn chảy mồ hôi nhiều hơn, gây khó chịu khi sinh hoạt và làm việc.

– Gặp vấn đề về hô hấp: Một số người bị mắc bệnh hô hấp cấp tính (sốc phản vệ) khi cơ thể thừa Biotin.

Ngoài ra, Biotin còn có thể gây ảnh hưởng đến các loại thuốc khác. Loại vitamin này có thể gây ảnh hưởng đến các thuốc điều trị cholesterol, tiểu đường và thuốc chống co giật và làm giảm hiệu quả của các loại thuốc này. Do đó, bạn cần thảo luận với bác sĩ về các loại thuốc mình đang sử dụng khi muốn bổ sung Biotin liều cao cho cơ thể.

Trên đây là những dấu hiệu giúp phát hiện được cơ thể mình có đang bị thừa Biotin hay không. Cơ thể thừa biotin hay thiếu biotin đều không tốt. Do vậy, bạn cần lưu ý lượng Biotin đưa vào cơ thể hàng ngày để luôn luôn khỏe đẹp.

Còn cập nhật tiếp…

Sưu tầm, tổng hợp và biên soạn bởi Okchances

 

 

 

 

 

Trả lời

error: Bài viết được bảo vệ!