Học Gia Cát Lượng 4 cách lãnh đạo tài tình: “Khi tĩnh lặng như cá ở nước sâu, khi hành động nhanh như rái cá”

Là một nhà lãnh đạo kiệt xuất, Gia Cát Lượng có cách nhìn người, dùng người rất tinh thông. Theo ông, một người làm lãnh đạo tài tình phải “Khi tĩnh lặng thì như một con cá dưới nước sâu, khi hành động thì nhanh như một con rái cá”.

Gia Cát Lượng coi như một cao thủ trong việc dùng người. Ông ta là một người xuất thân từ nông dân thôn quê, tham gia phe cánh không quyền lực, không tiền bạc, không địa bàn do Lưu Bị cầm đầu, chẳng bao lâu đã đoạt được Kinh Châu, Ích Châu, Hán Trung, chiếm vị trí là một trong ba kẻ thống trị thiên hạ. Lý do là hoàn toàn dựa vào con người Lưu Bị.

Quá trình này giống như chỉ dùng ít tiền vốn mà giành được khoản tiền lớn. Và điều đó cũng giống như môộ công ty tư nhân được thành lập tạm thời vươn lên cạnh tranh với doanh nghiệp lớn cùng phân chia thị trường. Qua đây ta thấy, Gia Cát Lượng thực sự là một đại doanh gia, thành công của ông ta không những đã cổ vũ các thế hệ phần tử tri thức, mà còn cung cấp những kinh nghiệm hết sức quý báu, làm thế nào để vượt qua “vũ môn”.

Đối với nhân vật như Quan Vũ vừa phải khen, tâng bốc, vừa phải đả kích. Đói với nhân vật như Trương Phi không cần tâng bốc mà chỉ khích lệ. Đối với những người như Triệu Vân thì thường xuyên biểu dương. Đối với người như Nguỵ Diên dễ nảy hai lòng thì phải giữ uy nghiêm. Muôn người muôn vẻ, nên sử dụng khéo léo.

Gia Cát Lượng dạy 4 bài học người lãnh đạo cần phải biết:

1. Người đứng đầu phải biết mọi thứ về cấp dưới, đừng khinh thường bất kì ai

Một tài liệu cổ đại nói: Những người khinh thường người khác không có cách nào để chiếm được lòng người. Lãnh đạo khinh thường người dưới sẽ không thể khiến họ tâm phục khẩu phục mà làm việc hết sức có thể.

Hiểu người trên, biết người dưới, người lãnh đạo phải thấu hiểu ý của người trên và tỉnh táo trước những điều cấp dưới của họ nói. Hãy cân nhắc kỹ trước lời nói, hành động, bởi tất cả mọi người đều hướng ánh mắt và lắng nghe bạn.

2. Biết năng lực cấp dưới và cho họ cơ hội để phát huy

Sử dụng nhân tài phù hợp là một trong những vấn đề mà Gia Cát Lượng rất chú trọng. Ông từng đề nghị tổ chức một đội quân theo sự đánh giá về tài năng như tốc độ, bắn cung, đấu kiếm… để có những đơn vị tinh nhuệ, thiện chiến, phát huy thế mạnh của họ tối đa trong mỗi trận chiến. Ông cũng đưa ra những tiêu chuẩn để tìm kiếm những nhà lãnh đạo có khả năng ở nhiều cấp độ khác nhau.

– Người cẩn trọng, can đảm, thiện chiến có thể lãnh đạo một nghìn lính.

– Người có trái tim nhạy cảm, thấu hiểu lòng người sẽ biết được khó khăn của người khác, cứu người khỏi cái đói, cái lạnh sẽ là người có thể lãnh đạo một vạn lính.

– Một người có khả năng gắn bó với người khôn ngoan, khuyến khích người có năng lực, cẩn thận trong từng việc nhỏ, chân thành, đáng tin cậy, rộng lượng, người giữ vững tinh thần trước mọi xáo trộn là người có thể lãnh đạo cả trăm nghìn lính.

– Một người có tấm lòng nhân đạo trải rộng tới mọi người dưới quyền, đáng tin cậy, công bằng sẽ giành được sự trung thành và tín nhiệm. Nếu họ coi mọi người như người thân trong gia đình, đó là người lãnh đạo đẳng cấp thế giới, là người không thể bị chống lại.

Ý nghĩa tượng Khổng Minh - Chính trị gia nổi tiếng thời Tam Quốc

3. Người đứng đầu phải thắng được lòng người bằng sự công bằng và chăm sóc những nhu cầu nhỏ nhất của cấp dưới

Ngày nay, quan niệm này có thể là điều kì lạ khi chúng ta hầu như không mong đợi sự chăm sóc đặc biệt hay cảm thông nào từ cấp trên. Tuy nhiên, theo Gia Cát Lượng, để có thể cầm quân tốt, người làm tướng phải “đảm bảo sự an toàn cho những người đang gặp nguy hiểm, làm cho những người đang sợ hãi vững tin hơn”. Nếu cấp dưới phản đối bạn, hãy để họ nói những lời thật lòng. Nếu cấp dưới có ác cảm với bạn, hãy để họ thể hiện bản thân.

Người “làm tướng tài” chăm sóc cấp dưới của họ như người thân trong gia đình, họ sẽ đối mặt với khó khăn, lo lắng trước và hy sinh bản thân trước nhất. Tôn vinh những người khôn ngoan, khuyến khích những người dũng cảm, những người lãnh đạo như thế sẽ thu phục được lòng người ở bất kì một tập thể nào.

4. Đầu tiên hãy sắp xếp chính mình, sau đó hãy sắp xếp người khác

Mọi thứ bắt đầu với người lãnh đạo, họ sẽ nhận lại chính xác những gì họ tổ chức. Nguồn gốc của mọi vấn đề đều bắt đầu từ cấp trên. Nếu người đứng đầu không tổ chức hợp lý thì cấp dưới của họ cũng không làm được.

Bậc kì tài Gia Cát Lượng – Khổng Minh nhấn mạnh điều mà những người làm tướng phải nắm rõ: “Đầu tiên là sắp xếp những vấn đề ở gần, rồi đến những vấn đề ở xa. Đầu tiên là tổ chức bên trong, sau đó là tổ chức bên ngoài. Đầu tiên là tổ chức cơ bản, sau đó là sắp xếp những phát sinh. Sắp xếp những cái mạnh trước những cái yếu. Tổ chức sự kiện lớn rồi đến các hoạt động nhỏ. Đầu tiên hãy sắp xếp chính mình, sau đó hãy sắp xếp người khác”.

Tham khảo DNSG

Sưu tầm bởi Okchances

 

Trả lời

error: Bài viết được bảo vệ!