Vitamin B7 (vitamin H hay Biotin) là gì? Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ

Vitamin B7 hay Biotin được biết là có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của tế bào và thường là một thành phần của các chất bổ sung để tăng cường sức khỏe của tóc và móng tay, cũng như những mỹ phẩm được bán trên thị trường để chăm sóc da.

Vitamin B7 là một vitamin thuộc nhóm B, tham gia vào quá trình sản xuất hormone, thúc đẩy sự chuyển hóa protein, carbohydrate và chất béo. Một lượng nhỏ biotin được tổng hợp do một số ít vi khuẩn ở đường ruột, lượng còn lại tùy thuộc vào chế độ ăn uống của mỗi người. Theo khuyến cáo, mỗi người nên bổ sung 30 mcg vitamin B7 một ngày.

1. Lợi ích của vitamin B7 đối với sức khỏe

Các chất bổ sung biotin thường được đánh giá cao như một phương pháp điều trị rụng tóc; giúp tóc, da và móng khỏe mạnh. Mặc dù sự thiếu hụt biotin chắc chắn có thể dẫn đến rụng tóc và các vấn đề về da hoặc móng, nhưng bằng chứng cho thấy lợi ích của việc bổ sung là chưa đủ thuyết phục. Một số ít các báo cáo trường hợp và các thử nghiệm nhỏ đã chứng tỏ lợi ích, nhưng các thiết kế nghiên cứu vẫn có những điểm yếu:

  • Các chẩn đoán về những loại tình trạng tóc khác nhau hoặc không được trích dẫn. Các nhà nghiên cứu cũng đã lưu ý rằng một số tình trạng rụng tóc có thể tự khỏi mà không cần điều trị, vì vậy không thể khẳng định rằng chất bổ sung biotin đặc biệt giúp tóc mọc lại.
  • Một số nghiên cứu cho thấy rằng chất bổ sung biotin có thể có lợi nhất ở những người bị thiếu hụt chất dinh dưỡng; tuy nhiên, vẫn còn thiếu các nghiên cứu đo nồng độ biotin trước và trong khi bổ sung để xác nhận kết luận này.
  • Một số bằng chứng đã chỉ ra rằng những người bị bệnh tiểu đường có thể dễ bị thiếu hụt biotin. Vì biotin là một yếu tố quan trọng trong việc tổng hợp glucose nên nó có thể giúp duy trì mức đường huyết thích hợp ở những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường type 2.
  • Bất chấp những bằng chứng không thể kết luận, thực phẩm bổ sung vitamin B7 vẫn rất phổ biến. Biotin thường được thêm vào vitamin tổng hợp và các chất bổ sung cho tóc, móng, da. Mặc dù vitamin B7 có thể có trong một số loại mỹ phẩm nhưng điều quan trọng cần nhớ là nó thực sự không thể được hấp thụ qua da, tóc hoặc móng tay. FDA khuyến cáo mọi người nên thông báo cho bác sĩ của họ mỗi lần khám về tất cả các chất bổ sung và liều lượng họ đang dùng.

2. Nhu cầu vitamin B7 

Theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị, lượng vitamin B7 cần bổ sung hàng ngày theo từng đối tượng như sau:

  • Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi: 5 mcg/ngày
  • Trẻ từ 7 tháng – 3 tuổi: 6 – 8 mcg/ngày.
  • Trẻ từ 4 – 13 tuổi: 12 – 20 mcg/ngày
  • Thanh thiếu niên: 25 mcg/ngày
  • Người trưởng thành và phụ nữ có thai: 30 mcg/ngày
  • Bà mẹ cho con bú: 35 mg/ngày

Vitamin B7 giúp da tóc khỏe mạnh

3. Ảnh hưởng khi quá liều vitamin B7

Vitamin B7 là một loại vitamin tan trong nước, do đó, lượng dư thừa hầu như được đào thải ra ngoài cơ thể thông qua nước tiểu.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, việc sử dụng tới 0.9 mg vitamin B7/ngày bằng đường uống vẫn trong giới hạn an toàn. Tuy nhiên, việc bổ sung quá nhiều và quá lâu, có thể dẫn đến một số biểu hiện quá liều sau:

  • Dị ứng với các biểu hiện như: mẩn ngứa, phát ban, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, phù mặt và ngoại biên. Thậm chí, liều lượng quá cao của vitamin B7 có thể gây sốc phản vệ, đây là tình trạng nặng, có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được xử trí kịp thời.
  • Ảnh hưởng đến kết quả các xét nghiệm thông thường, xét nghiệm tuyến giáp, suy tim, ung thư, thiếu máu và một số bệnh khác. Hậu quả là làm cho quá trình chẩn đoán bệnh không chính xác, đặc biệt là các bệnh cần chẩn đoán dựa trên kết quả cận lâm sàng.
  • Tăng sản xuất bã nhờn trên da gây nên mụn trứng cá.
  • Liều cao vitamin B7 làm giảm tác dụng của một số thuốc như: thuốc chống động kinh, hạ mỡ máu,…
  • Nguy cơ tràn dịch màng phổi tăng bạch cầu ưa acid nếu sử dụng cùng vitamin B5
  • Ngoài ra, quá liều vitamin B7 còn làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi, sảy thai, thai lưu đối với phụ nữ mang thai.

Việc bổ sung vitamin B7 cũng như các loại vitamin khác cần đúng chỉ định, đối tượng và liều lượng. Để đảm an toàn cũng như tránh được những tác dụng không mong muốn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Còn cập nhật tiếp…

Sưu tầm và biên soạn bởi Okchances

 

 

Trả lời

error: Bài viết được bảo vệ!